Tết Trung Nguyên
Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, Tiết Trung Nguyên là dịp “Xá tội vong nhân” nơi Âm Phủ (diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch).
Ý nghĩa:
Theo tín ngưỡng xưa, ngày Rằm tháng Bảy hàng năm là dịp các tội nhân ở cõi Âm – trong đó có vong linh của gia đình, họ tộc đang bị giam cầm nơi địa ngục – được xá tội, thoát khỏi Âm Phủ để lên Dương Gian.
Vì vậy, các gia đình dương thế thường làm cỗ bàn, đốt vàng mã để cúng gia tiên, cầu siêu và độ trì cho họ.
Ngoài lễ cúng gia tiên, vào ngày Xá tội vong nhân, mọi nhà còn bày lễ cúng chúng sinh ngoài sân hoặc trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói – những vong linh không nơi nương tựa.
Sắm lễ:
Vào ngày Rằm tháng Bảy, theo tục xưa, các gia đình thường sắm hai lễ để cúng:
-
Lễ cúng gia tiên gồm:
-
Hương, hoa, rượu, xôi
-
Mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp mắt
-
Vàng mã, quần áo, hài giày…
-
-
Lễ cúng chúng sinh gồm:
-
Bánh đa, bỏng, ngô, khoai lang luộc
-
Trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè, cháo hoa
-
Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh…
-