Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Tượng thờ Tam Tứ Phủ: Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu, Tượng Vua Cha Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tượng Chúa Sơn Trang, Tượng Cô Chín, Cô Bơ đẹp, Tượng Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Thánh Cậu, Tứ Phủ Thánh Cô, Tứ Phủ Quan Hoàng, Tượng Nhị Vị Vương Cô.

Thờ cúng Tứ phủ công đồng (công là chung, đồng là cùng) được chia ra làm 2 hình thức đó là: Thờ ở Tòa, Phủ, Đền và thờ ở Điện.

Chăm lo việc Thánh sự ở Tòa, Phủ, Đền phải là Ban Trị sự của Tòa, Phủ, Đền đó (đứng đầu có thể là Thủ nhang). Ban Trị sự này do Ban Hành Giáo cử ra.
Còn ở Điện thì phải do Đồng đền chăm lo. Người không có Đồng thì không thể nào đứng đầu chăm lo việc Điện được.

Sơ đồ Ban thờ Tứ Phủ Công Đồng

Hàng thứ nhất: Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện.

Hàng thứ hai: 4 vị vua cha gồm

  1. Vua cha Thiên phủ (Ngọc hoàng thượng đế) có quyền hạn lớn nhất lục giới; cai quản toàn bộ lục giới: Nhân – Thần – Ma – Yêu – Quỷ – Tiên. Trong Đạo Mẫu Việt Nam Ngọc hoàng được gọi là Vua cha ngọc hoàng (là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh).
  2. Vua cha Bát hải động đình Vĩnh công đại vương.
  3. Vua cha Nhạc phủ – Tản viên Sơn Thánh: Vua cha Nhạc phủ là một vị thần tối linh trong Tứ bất tử của Việt Nam. Đức Thánh Tản là cha của Mẫu Thượng Ngàn, tức La Bình Công Chúa. Trong tứ bất tử thì Tản viên Sơn thánh là vị đứng đầu, ngài còn được phong là Nam Thiên Thánh Tổ.
  4. Vua cha Diêm Vương: Vua cha Diêm vương còn gọi là Địa phủ Thánh đế Thập điện Minh Vương tòa Chương Địa Phủ, là vị Vua cha gắn liền trong tín ngưỡng Tam tứ phủ, ngài cai quản miền đất.
    (Ngoài nội dung đã ở trên xin bổ sung thêm một ý kiến khác để các bạn cùng hiểu thêm: Các vị vua cha chỉ gồm 3 vị: Vua cha Ngọc Hoàng cai quản thiên giới. Vua cha Bát Hải cai quản các công việc dương gian. Vua cha Diêm Vương cai quản âm giới . Chính vì vậy mới có câu: Tam phủ Công Đồng. Nhạc phủ cũng được tính dưới quyền cai quản của vua Cha Bát Hải. Tản Viên Sơn Thánh nếu xét trong lịch sử thì Ngài không thể xếp ngang hàng với 3 vị vua cha kia được).

Hàng thứ ba: là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).

Hàng thứ tư: là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất (áo đỏ), Quan Đệ Nhị (áo xanh), Quan Đệ Tam (áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)

Hàng thứ năm: là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất (áo đỏ), Chầu Đệ Nhị (áo xanh), Chầu Đệ Tam (áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục (phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé (phía ngoài cùng bên trái)

Hàng thứ sáu: là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả (áo đỏ), Hoàng Bơ (áo trắng), Hoàng Bảy (áo xanh lam đậm). Hoàng Mười (áo vàng)

Hàng thứ bảy: là tứ phủ thánh cô (bên trái) và tứ phủ thánh cậu (bên phải).
+ Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ (áo trắng), Cô Tư (áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn (áo chàm xanh).
+ Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả (áo đỏ), Cậu Bơ (áo trắng), Cậu Tư (áo vàng), và Cậu Bé (áo xanh).
Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối):
– Thiên phủ (màu đỏ hoặc hồng)
– Nhạc Phủ (màu xanh lá cây, xanh chàm..)
– Thoải Phủ (màu trắng)
– Địa Phủ màu vàng).