Văn Khấn Ngày Giỗ Đầu

VĂN KHẤN NGÀY GIỖ ĐẦU

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
  • Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
  • Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
  • Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ…

Tín chủ (chúng) con là:
Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Chính ngày Giỗ Đầu của…

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm, ơn vong cực xem bằng trời hiển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thảm tình, không bề giải tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương giải tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:
(Mất ngày… tháng… năm… Mộ phần táng tại:…)
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!


Cúng gia tiên ngày giỗ Đại Tường

  • Ý nghĩa: Ngày Giỗ Hết, hay còn gọi là “Đại Tường,” là ngày giỗ vào 2 năm 3 tháng sau ngày mất. Đây vẫn là giỗ trong vòng tang, nhưng thường làm linh đình hơn. Sau Giỗ này, người nhà bỏ tang phục, gọi là hết tang. Sau đó, người ta chọn ngày tháng tốt để làm lễ cải cát, sang mộ cho người quá cố. Từ năm thứ ba trở đi, giỗ trở thành giỗ Thường hay “Cát Kỵ”.

Bởi vậy, người ta cho rằng “Ngày Giỗ Hết là quan trọng nhất trong tất cả các ngày giỗ của người đã khuất.” Nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của người còn sống cũng như đối với vong linh người đã mất. Với người đang sống, họ trở lại cuộc sống bình thường, tham gia các hoạt động hội hè, đình đám. Theo quan niệm xưa, sau Giỗ Hết, người vợ mới có thể đi bước nữa.

  • Sắm lễ:
    Giỗ Hết thường tổ chức long trọng với: vàng mã, hương, hoa, phẩm oản, trái cây theo mùa, cùng mâm lễ mặn đầy đủ các món như thịt lợn, tôm, cua, xôi, gà,…