Ông họ Lý, tên là Thương Kiệt, người ở phường Thái Hòa thuộc kinh đô Thăng Long, cha tên là An Ngữ, làm quan đến chức Sùng ban lang tướng. Ông có nhiều mưu lược, có tài dùng binh, lúc còn trẻ đã nổi tiếng tài giỏi, được cử làm chức Hoàng Môn Chi Hầu. Trong thời vua Lý Thái Tông (1028-1053), ông làm quan Nội Thị Đô Trĩ, đến khi Thánh Tông lên ngôi, ông được thăng Hiệu Uý Thái Bảo. Ông làm việc kính cẩn, theo đúng lễ phép, không xảy một điều gì lầm lỗi. Vì vậy, ông được cử vào tra xét quan dân hai quận Thanh Hóa, Nghệ An và các xứ Nam – Liêu ở năm huyện; nếu có nơi nào không theo mệnh lệnh nhà vua thì ông được đặc quyền trấn phục.
Bây giờ vua Chiêm Thành không sang triều đến chính ở xã Ngọc Xá, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, ba tháng cùng dạo, vì trước ông vèo kinh li miền trong ấy. Công Lý Thánh Tông thân đem binh vào đánh (1069). Ông lĩnh chức Đại tướng, đi làm tiên phong, đánh phá quân Chiêm, bắt được vua Chiêm là Che Cũ.
Vì có công ấy, ông được thăng Phụ Quốc Thái Uý, Thiên Tử Nghĩa Đệ, Phụ Quốc Đại Tướng Quân, Khai Quốc Công. Vua Nhân Tông lên ngôi, ông lại được thăng Phụ Quốc Thái Uý, đứng đầu hàng đại thần. Khi ấy nghe tin nhà Tống đang chuẩn bị binh mã, định sang lấn nước ta, ông tâu vua rằng: “Ngồi đợi giặc đến, chẳng thà đánh trước làm nhụt nhuệ khí của giặc.” Vua liền cử ông thông lĩnh đại binh sang đánh phá châu Khâm, châu Liêm và châu Ưng, bắt được quân dân và của cải mang về rất nhiều. Năm Long Phù thứ (1101), ông thăng chức Nội Thị Phán Tỉnh, coi hết mọi việc trong ngoài. Mùa đông năm ấy, ông dẹp yên bọn giặc Lý Giác ở Diễn Châu. Nhà Tống sai tướng đem quân sang đánh báo thù, cướp mấy châu trên mạn ngược. Ông cố sức đắp thành ở bến sông Như Nguyệt để chống giữ, rồi tấn công lấy lại được Vũ Bình Nguyên. Khi khải hoàn, vua khen thưởng rất hậu. Khi ông mất, lại thăng chức Nội Điện Đô Tri Hiệu Kiểm, Thái Uý Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự và phong tước Việt Quốc Công, cấp thực ấp 10.000 hộ, lại cho em ông tên là Thường Hiển được nối phong tước hầu.
Ông rất ghét dị đoan, cho nên trong sinh thời ông, những kẻ chuộng ma quỷ, đồng cốt, làm mê hoặc lòng người, đều bị ông trừng phạt rất nghiêm và tẩy trừ rất nhiều. Những đền thờ nhảm đều được biến thành những nơi thờ phúc thần cả, vì thế dân nhớ ơn tâu lên vua xin lập đền thờ ông. Năm Trùng Hưng 1, sắc phong Trung Phụ Công, năm thứ 4, gia phong hai chữ Dũng Mãnh. Năm Hưng Long 21, gia phong hai chữ Uy Thắng. Tới nay đền vẫn tôn nghiêm, linh ứng rõ rệt.