Ngày giỗ đã là một ngày kỷ niệm, tất nhiên con cháu phải nhớ ngày kỷ niệm ấy để cúng giỗ. Vậy mà vẫn có những người không ai cúng giỗ! Đó là những người chết đường chết chợ, không có bà con thân thích, hoặc những người tuy có bà con nhưng không phải dòng họ chính thống. Những người này thường là những người đã không con lại không của. Những người có của thường lấy một người cháu trong họ để lập lự, nghĩa là lập người để hương khói cho mình. Người được chọn lập tự sẽ được thừa hưởng gia sản của người đứng lập mình ăn thừa tự. Gia sản này sẽ là của hương hỏa để dùng trong việc thờ phụng và cúng giỗ.
Tục ta tin rằng những người không ai cúng giỗ phải dĩ cưỡng cháo lá đa trong những lễ cúng cổ hồn, thường được tổ chức vào những dịp như tháng bảy hoặc cuối năm! Dĩ cưỡng cháo lá đa là một điều cực khổ cho vong hồn người chết; những người không con thường bị kẻ thù xâm phạm và là đối tượng bị cướp cháo lá đa.
Cướp cháo lá đa là thế nào? Trong những lễ cúng cô hồn, người ta lấy lá đa làm thành những chiếc bồ đài đổ cháo vào để cúng. Những cô hồn, những ma đói, ma khát không ai cúng giỗ thường chầu chực ở những lễ cúng cổ hồn này và xông vào cướp lấy chút cháo ăn!
Những đền chùa, những nhà từ tâm thường hay tổ chức những lễ cúng cô hồn, cốt để những vong hồn không ai hương khói có nơi tỏ lòng.