Hóa vàng, còn gọi là nấu vàng, tức là đem đốt những vàng mã, vàng nghìn hoặc vàng giấy của con cháu gửi giỗ hoặc khách khứa mang tới. Phải kể cả những tấm hàng, những cuộn giấy đủ màu, tượng trưng cho những tấm vải con cháu đã mua cúng trong ngày giỗ, cũng được hóa cùng với vàng mã.
Trong suốt ngày giỗ, gia trưởng và con cháu rất vất vả, nào phần đáp lễ, nào phần tiếp khách, nhiều khi không có cả thì giờ ăn uống, nên ta có câu “đói ngày giỗ cha, no hũ ngày Tết”.
Cho đến khi hóa vàng ngày giỗ mới kể là xong. Lúc hóa vàng, con cháu đổ vào đống lửa một chén rượu cúng. Chén rượu này, như trên đã nói theo các cụ, cốt để biến những vàng mã giấy trên dương gian thành vàng thật, để dùng thật dưới âm phủ. Người ta lại còn thường hư một chiếc đòn gánh hoặc một chiếc gậy để gánh vàng mã về cõi âm.
Sau khi hóa vàng, hương đèn trên bàn thờ không cần giữ cháy nữa. Hương hồn người khuất đã trở lại cõi âm để tiếp tục “sống” cuộc sống ở Hoàng tuyền cho tới ngày giỗ năm sau.