CÁC LỄ TIẾT TRONG NĂM

Tết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên trong năm, bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch. “Nguyên” nghĩa là bắt đầu, “Đán” là buổi sớm mai. Vậy Tết Nguyên Đán chính là Tết bắt đầu năm mới — khi vạn vật đều tươi mới đón xuân sang.

Trong ngày Tết, người ta thường chúc nhau những điều tốt đẹp: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Người nông dân cầu phong đăng hòa cốc, nho sinh cầu đỗ đạt, hiển vinh, người giàu cầu bách niên giai lão, vợ chồng thì cầu gia đình đầm ấm.

Ngày xưa, trước Tết, người ta thường dọn dẹp, lau rửa bàn thờ, trang hoàng nhà cửa để đón năm mới. Vào chiều 30 Tết, nhà nào cũng trồng cây nêu, nấu nước ngũ vị hương để rảy lên bàn thờ và trong bếp nhằm tẩy uế. Đồng thời, họ chuẩn bị lễ cúng Tất niên, đón rước tổ tiên. Người xưa thờ cúng tổ tiên bằng những đồ dùng đẹp đẽ, dâng cúng những món ăn, thức uống giống như lúc tổ tiên còn sống. Lễ vật được chuẩn bị chu đáo: vàng mã, hương, trầm, nến, mâm ngũ quả tươi ngon, đủ màu sắc…

Trong dịp Tết, bàn thờ luôn được thắp hương suốt ngày đêm vì con cháu tin rằng trong những ngày này, hương hồn tổ tiên luôn hiện diện trên bàn thờ.

1. TẾT ÔNG TÁO

Vào ngày 23 tháng Chạp, ngày Táo quân chầu trời, gia đình nào cũng sửa lễ tiễn ông Táo lên trời. Bàn thờ Táo quân được đặt ở các vị trí khác nhau tùy địa phương: có nơi kê cạnh bàn thờ tổ tiên, có nơi đặt bệ thờ trong bếp, cũng có nơi thờ ông Táo ở vách giữa phía sau nhà.

Lễ cúng được cử hành chu đáo, thành kính, với lễ vật là mâm cỗ mặn. Sau khi cúng xong thì hóa vàng, bao gồm cả mũ áo của năm trước. Ở miền Nam, ông Táo còn được dâng cặp giò (hia-mã).

Nói đến ông Táo – vua bếp, cũng là nói đến lửa. Từ thời cổ, Lửa và Nước được coi là phương tiện để tẩy sạch, thanh khiết hóa. Hình ảnh “một bà hai ông đầu đội lửa” là biểu tượng đầu tiên của nghi lễ thanh khiết.

Ngoài ra, dân ta còn tin rằng, ngoài các vị thần hữu danh và vô danh, còn có các thần thời gian gọi là Đại Vương Hành Khiển, đi cùng mười hai vị phán quan. Ngày các vị cũ rút lui và các vị mới xuống trần trùng với ngày ông Táo lên trời (23/12) và trở lại mặt đất (30/12 Âm lịch).

Mẫu văn khấn ông Táo:

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm…
Tín chủ con là: …
Người thôn… xã… huyện… tỉnh…
Cùng toàn thể gia đình, kính bái.

Trước linh tọa của Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân,
Kính cẩn thưa rằng:
Nay cuối mùa đông,
Tứ quý theo vòng,
Hai mươi ba tháng Chạp,
Sửa lễ kính dâng:
Hoa quả, đèn hương,
Xiêm lai, áo mũ,
Phỏng theo lễ cũ,
Ngài là vị chủ,
Ngũ tự gia thần,
Soi xét lòng trần,
Táo quân chứng giám.
Trong năm sai phạm,
Các tội lỗi lầm,
Cúi xin tôn thần,
Gia ân châm chước,
Ban lộc ban phúc,
Phù hộ toàn gia:
Trai gái, trẻ già,
An ninh khang thái.

Cẩn cáo.

Nếu cúng cả cá chép sống thì sau khi làm lễ xong, gia chủ đem cá ra sông hoặc hồ thả, với niềm tin rằng cá sẽ chở ông Táo về trời.

2. LỄ TIỄN ÔNG VẢI

Người ta thường làm lễ cúng ông Vải (gia tiên được gọi chung là ông Vải) vào ngày 25 tháng Chạp. Người xưa quan niệm rằng, làm lễ tiễn ông Vải quá sớm sẽ mang tiếng với các bậc gia tiên. Họ cho rằng ông Vải về cuối năm cũng muốn đi chơi ít bữa, để con cháu có thời gian dọn dẹp, thu xếp, bày biện lại bàn thờ sạch sẽ, khi ông về ngự thì sẽ tốt hơn.

Trong việc dọn dẹp bàn thờ, người ta thường bỏ các chân hương cũ đi để thay bát hương mới, chuẩn bị đón năm mới. Những chân hương này phải đem đốt ở nơi thanh sạch, phần tro thì đem rắc xuống sông. Sau khi lau sạch bát hương, người ta thay tro mới.

Vào ngày 30 tháng Chạp, mọi việc trong gia đình phải được hoàn tất để chuẩn bị tiễn năm cũ, đón năm mới. Theo quan niệm của người Việt, Tết là dịp con cháu nhớ tới tổ tiên, và họ cũng tin vào sự phù hộ của các bậc tiền nhân.

Trong dịp này, các gia đình thường làm lễ rước các cụ. Có hai cách rước:

  1. Cách thứ nhất: Con cháu làm mâm cỗ dâng cúng gia tiên vào trưa ngày 30 Tết, khấn vái mời các cụ về dự hưởng Tết tại nhà.

  2. Cách thứ hai: Vào chiều 30 Tết, gia chủ cùng người thân ra mộ tổ tiên, sửa sang, dọn dẹp, thắp hương rồi khấn mời tổ tiên về nhà đón Tết.

Sau khi rước các cụ về, cúng cỗ xong, cả nhà quây quần ăn bữa cơm tất niên vui vẻ.

Trong những ngày Tết, trên bàn thờ luôn có sự hiện diện của tổ tiên. Để giữ cho hương không bị tắt, từ chiều ba mươi Tết, người ta thường dùng hương vòng hoặc hương sào.

  • Hương vòng là loại hương cuộn có thể cháy suốt đêm tới sáng.

  • Hương sào là loại hương to, dài, cháy được suốt ngày đêm mới hết.

Văn khấn gia tiên ngày 30 Tết:

Hôm nay!
Ngày… tháng… năm…
Tại: thôn… xã… huyện… tỉnh…

Tín chủ con là…
Vâng lệnh mẹ và các chú, cùng với chị ruột, anh rể, các em trai gái, dâu rể, con cháu nội ngoại toàn gia kính bái.

Nay nhân ngày…
Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân,
Bản gia tiên sư, bản viên Thổ Công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của…
Và các vị: tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng:
Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: Thổ Địa, chư vị linh thần.
Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.

Cẩn cáo.

Sau khi rước các cụ về nhà, đợi hương cháy hết một tuần, cỗ cúng được hạ xuống, cả nhà quây quần bên mâm cơm tất niên, vừa vui vẻ, vừa trịnh trọng. Điều quan trọng là mọi thành viên trong gia đình, kể cả người đi xa, đều có mặt để hàn huyên, kể lại chuyện vui buồn của năm qua và bàn chuyện giúp đỡ nhau trong năm tới.

Cũng vào tối Ba mươi Tết, một số trẻ em nghèo họp nhau thành từng nhóm đi chúc Tết, dù thời điểm đó vẫn còn trong năm cũ. Mỗi nhóm mang theo một ống tre để đựng tiền. Ngày xưa, tiền lì xì thường là tiền xu bằng đồng. Khi đến trước cổng mỗi nhà, các em lắc ống tiền và đồng thanh hát bài “Xúc xắc xúc xẻ”. Nhà chủ nghe xong bài hát sẽ mở cổng, tặng các em tiền xu, có nhà còn tặng thêm bánh chưng, mứt Tết, vì tục tin rằng trẻ em mang lại may mắn đầu năm.

3. TỤC ĂN TẾT LẠI

Hơn hai thế kỷ nay, nhiều địa phương có tập tục ăn Tết lại. Ra Giêng (trước hay sau Rằm), người ta gói tiếp một đợt bánh chưng khác để cho người thân chưa kịp về Tết, hay để mời khách đột xuất và cũng là để gia đình ăn Tết lại.

4. CÚNG NGÀY SÓC NGÀY VỌNG

Ngày mồng Một hàng tháng là ngày Sóc, ngày Rằm là ngày Vọng. Trong những ngày này, các gia đình đều sửa lễ cúng Tổ tiên, Thổ công, Thánh sư, Tiền chủ, Thần Tài tại bàn thờ gia đình. Có thể cúng mặn (trừ khi cúng Phật) hoặc chỉ cúng bằng hương hoa, trầu rượu.

Tại chùa có cúng Phật, mọi người lễ Phật với đồ lễ gồm hương hoa, oản, chuối. Riêng ở miếu, đền và đình, người ta sửa lễ oản, chuối, trầu rượu hoặc lễ mặn để lễ Thần.

Theo lệ thường, muốn cúng lễ điều gì, trước hết phải cúng Táo quân (đệ nhất gia chi chủ) để xin phép ngài cho các vị được cúng lễ có thể tới phối hưởng.

Trong những ngày này, lễ vật rất giản dị, chỉ cần hương, đèn, trầu, tiền vàng, không cần phải có lễ mặn.

Văn khấn:

Cứ theo tuế luật, mồng Một đến ngày, kính bày lễ Sóc (hoặc lễ Vọng đêm Rằm), đến tận phong đăng, ánh trăng vằng vặc…
…Tuân theo lệ tục, bát nước nén nhang, kính cẩn lạy vâng, Tôn Thần Tiên Tổ.
Cúi trông phù hộ, cứu khổ trừ tai, tiến lộc đăng tài, gái trai hiếu thảo,
Vợ chồng hòa hảo, vận đáo hanh thông, sắc sắc không không, âm dương tương đồng, dốc lòng cầu khấn.
Cúi xin soi tỏ, lấy khẩu tâm thành, muôn đội tôn linh, phục duy! Thượng hưởng.

5. DÂNG HƯƠNG TẠI GIA

Người Việt có tục dâng hương, lễ bái tại gia các vị Gia thần và Gia tiên vào các dịp tuần, tiết. Mỗi tuần tiết dâng hương tại gia đều có những điểm khác nhau nhất định – từ phẩm vật dâng cúng đến nghi thức và văn khấn – nhưng vẫn có những nguyên tắc chung: dâng hương cáo lễ Gia thần trước, Gia tiên sau.

Các vật phẩm dâng hương có thể là lễ chay hoặc lễ mặn (các gia đình thờ Phật thì chỉ dâng lễ chay). Trong các ngày này, các gia đình thường chuẩn bị các đồ lễ không thể thiếu: hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Riêng đèn (nến) thường là một cặp, được đặt hai bên bàn thờ, cao hơn các vật phẩm khác. Chúng tượng trưng cho hai vầng nhật nguyệt và được thắp sáng suốt buổi lễ.

Lễ vật trên bàn thờ có thể là chung, nhưng nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương và thắp theo số lẻ (vì số lẻ thuộc thế giới âm). Khi cháy gần hết một tuần hương, gia chủ lại thắp thêm một tuần nữa rồi xin phép tổ tiên hóa vàng. Tiền vàng khi đã hóa thành tro thì rẩy vào đó một chén rượu cúng.

Mọi kỳ dâng hương đều có vái và lễ. Vái thì các ngón tay đan vào nhau, còn lễ thì hai bàn tay áp vào nhau và đặt ngang trước ngực. Nghi lễ này đòi hỏi người làm lễ phải thành tâm. Vái lễ chỉ được thực hiện sau khi các lễ vật đã được đặt lên bàn thờ, đèn đã thắp sáng, hương đã được châm lửa. Người làm lễ sau khi đã châm lửa, kính cẩn dùng hai tay dâng các nén hương ngang trán, vái ba vái rồi mới cắm hương vào bát hương. Vái ba vái xong thì đọc văn khấn (mỗi dịp tuần tiết có nội dung khác nhau). Khấn xong, lễ bốn lễ và thêm ba vái.

6. THỜ CÚNG THẦN SAO

Khi nhiều người trong gia đình bị ốm đau quặt quẹo, đã chạy chữa trong thời gian dài nhưng vẫn không khỏi, sau khi xem số biết rằng tại cung Tử của bố mẹ có các sao dữ, ví như sao Bạch Hổ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con cái. Vì vậy, muốn con cái được bình yên, khỏe mạnh, cha mẹ phải thờ cúng các vị Thần Sao, như là Thần Bạch Hổ.

Sau khi đã bày đủ nghi lễ, cha (hoặc mẹ) kẹp một nén hương vái bốn phương trời rồi quay trở về hướng cúng sao.

Lời khấn:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy chín phương Trời, mười phương Đất, chư Phật mười phương, kính lạy đương niên thiên quan…
Con tên là… tuổi… ngụ tại số nhà…, phố…, quận/huyện…, tỉnh…
Năm nay giờ chiếu mệnh…, hạn thấu…
Thành tâm thiết lễ, giải hạn nhăn tinh. Lòng thành cúi lạy Trung Thiên Tinh Chủ, Bắc Cực Tử Vi, Đại Đế Ngọc Bệ hạ giáng trần soi xét.
Cầu cha mẹ khương tinh trường thọ, Phật Thánh hiền phù hộ cháu con.
Trong nhà đều hạnh phúc đăng long, lớn nhỏ thảy đều hoan lạc.
Nguyên thì quân hạ thần chiến tạc,
Giải hạn, bệnh tật trừ thanh,
Dứt tà hung, khiến gặp điều lành.
Hộ đệ tử lòng thành khấn tấu.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam mô Thiên Tai Giáng Cát Trường Bồ Tát (13 lần)
Nam mô Chủ Tinh Quản Chủ Hạn Thần (21 lần)

7. DÂNG SAO GIẢI HẠN

Người Việt xưa tin rằng, vào một số tuổi nhất định, người ta thường gặp vận hạn (những chuyện không may). Quan niệm này không hoàn toàn là mê tín, mà ở một khía cạnh khác, những năm tuổi này cũng tương quan với các chu kỳ biến đổi (có nhiều khả năng bất lợi) về sinh học của con người.
Muốn làm giảm nhẹ điều này, họ thường cúng giải sao (dâng sao giải hạn) vào đầu năm hoặc hàng tháng. Lễ dâng sao giải hạn có thể thực hiện tại chùa hoặc ngay tại nhà. Nghi thức tiến hành như sau:

a. Sao Thái Dương:

Những người 5, 14, 23, 32, 41, 50, 59, 77, 88 và 95 tuổi là gặp sao Thái Dương chiếu. Sao này tốt với nam, không tốt đối với nữ.
Hàng tháng, dùng bài vị màu vàng để làm lễ giải sao vào ngày 27. Sắm hương hoa, tiền vàng, bài vị mũ màu vàng, 12 ngọn nến và 36 đồng tiền. Hướng về phương Tây làm lễ giải sao.

Lời khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:

  • Đức Hữu Thiên Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế

  • Đức Trung Thiện Tinh Chúa Bắc Cực Tử Vi Tràng Sinh Đại Đế

  • Đức Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh Quân

  • Đức Hữu Bắc Đẩu Cửu Hàm Giải Ách Tinh Quân

  • Đức Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân

  • Đức Thượng Thanh Bản Mệnh Nguyên Thần Chân Quân

Hôm nay là ngày 27 tháng … năm …
Chúng con là … tuổi …, địa chỉ …
Thành tâm sắm hương hoa lễ vật, thiết lập tại … làm lễ giải hạn sao Thái Dương chiếu mạng.
Cúi mong chư vị chấp kỳ bạc lễ, phù hộ độ trì, giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ cho chúng con: gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Chúng con cúi đầu chí thiết, chí thành, nhất tâm bái lạy.
Nam mô A Di Đà Phật (lễ tạ 3 lạy)

Kết thúc:
Hết một tuần hương thì hóa (đốt) bài vị, nhất tâm bái lạy.

b. Sao Thái Âm:

Những người 8, 17, 26, 35, 44, 53, 62, 71, 80, 98 tuổi là gặp sao Thái Âm chiếu mạng. Sao này tốt nhưng không tốt lắm đối với nữ.
Hàng tháng vào ngày 26, dùng bài vị màu vàng để làm lễ giải sao. Sắm hương hoa, tiền vàng, mũ vàng, 7 ngọn nến và 36 đồng tiền, hướng về chính Tây làm lễ giải sao.

Lời khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:

  • Đức Hiệu Thiện Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế

  • Đức Thượng Thanh Bản Mệnh Nguyên Thần Chân Quân

Hôm nay là ngày 26 tháng … năm …
Chính con là … tuổi …, địa chỉ …
Thành tâm sắm hương hoa lễ vật, thiết lập tại … làm lễ giải hạn sao Thái Âm chiếu mạng.
Cúi xin chư vị chấp kỳ bạc lễ, phù hộ độ trì, giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ cho chúng con: gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang, thịnh vượng.
Chúng con cúi đầu chí thiết, chí thành, nhất tâm bái lạy.
Nam mô A Di Đà Phật (lễ tạ 3 lạy)

Kết thúc:
Hết một tuần hương thì hóa (đốt) bài vị và tiền vàng.

c. Sao Mộc Đức:

Những người 9, 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81, 90, 99 tuổi là gặp sao Mộc Đức chiếu mạng. Mộc Đức là sao tốt, nhưng không tốt cho người vượng Hỏa.
Hàng tháng vào ngày 25, dùng bài vị màu xanh để làm lễ giải sao này. Sắm hương hoa, tiền vàng, mũ xanh, 20 cây nến và 36 đồng tiền. Hướng về chính Tây để làm lễ.

Lời khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:

  • Đức Hiệu Thiện Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế

  • Đông phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân

  • Đức Thượng Thanh Bản Mệnh Nguyên Thần Chân Quân

Hôm nay là ngày 25 tháng … năm …
Chính con là … tuổi …, địa chỉ …
Thành tâm sắm hương hoa lễ vật, thiết lập tại … làm lễ giải hạn sao Mộc Đức chiếu mạng.
Cúi xin chư vị chấp kỳ bạc lễ, phù hộ độ trì, giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ cho chúng con: gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang, thịnh vượng.
Chúng con cúi đầu chí thiết, chí thành, nhất tâm bái lạy.
Nam mô A Di Đà Phật (lễ tạ ba lạy)

Kết thúc:
Hết một tuần hương thì hóa (đốt) bài vị và tiền vàng.

d. Sao Vân Hán

Những người 6, 15, 24, 33, 42, 51, 60, 69, 78, 87 và 96 tuổi là gặp sao Vân Hán chiếu mạng.
Vân Hán là tai tinh (sao xấu), chủ về ốm đau, bệnh tật.
Hàng tháng, vào ngày 29, dùng bài vị màu đỏ để làm lễ giải sao này. Sắm hương hoa, tiền vàng, mũ đỏ, 15 cây nến và 36 đồng tiền, hướng về phía Tây để làm lễ.

Lời khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:

  • Đức Hiệu Thiện Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế

  • Đức Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức Thần Chân Quân

  • Đức Thượng Thanh Bản Mệnh Nguyên Thần Chân Quân

Hôm nay là ngày 29 tháng … năm …
Chính con là … tuổi, địa chỉ …
Thành tâm sắm hương hoa lễ vật thiết lập tại … làm lễ giải hạn sao Vân Hán chiếu mạng.
Cúi xin chư vị chấp kỳ bạc lễ, phù hộ độ trì, giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang, thịnh vượng.
Chúng con cúi đầu chí thiết, chí thành, nhất tâm bái lạy.
Nam mô A Di Đà Phật (lễ tạ ba lạy)

Kết thúc:
Hết một tuần hương thì hóa (đốt) bài vị, tiền vàng.

đ. Sao Thổ Tú

Những người 2, 11, 20, 29, 38, 47, 56, 65, 74, 83 và 92 tuổi là gặp sao Thổ Tú chiếu mạng.
Đây là sao xấu, chủ về tai vạ, kiện tụng, không tốt với cả nam, nữ và gia trạch.
Ngày 19 hàng tháng, dùng bài vị màu vàng để làm lễ giải sao này. Sắm hương hoa, tiền vàng, mũ vàng, 5 cây nến và 36 đồng tiền, hướng về chính Tây để làm lễ.

Lời khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:

  • Đức Hiệu Thiện Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế

  • Đức Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh Quân

  • Đức Thượng Thanh Bản Mệnh Nguyên Thần Chân Quân

Hôm nay là ngày 19 tháng … năm …
Chính con là … tuổi, địa chỉ …
Thành tâm sắm hương hoa lễ vật thiết lập tại … làm lễ giải hạn sao Thổ Tú chiếu mạng.
Cúi xin chư vị chấp kỳ bạc lễ, phù hộ độ trì, giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang, thịnh vượng.
Chúng con cúi đầu chí thiết, chí thành, nhất tâm bái lạy.
Nam mô A Di Đà Phật (lễ tạ ba lạy)

Kết thúc:
Hết một tuần hương thì hóa (đốt) bài vị, tiền vàng.

e. Sao Thái Bạch

Những người 4, 13, 22, 31, 40, 49, 58, 67, 76, 85 và 94 tuổi là gặp sao Thái Bạch chiếu mạng.
Sao này xấu, chủ về tiền của, khẩu thiệt; xấu cho cả nam lẫn nữ nhưng nam gặp nặng hơn.
Ngày 15 hàng tháng, dùng bài vị màu trắng để làm lễ. Sắm hương hoa, tiền vàng, mũ trắng, 8 ngọn nến và 36 đồng tiền, hướng về chính Tây làm lễ giải sao.

Lời khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:

  • Đức Hiệu Thiện Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế

  • Đức Tây Phương Canh Tân Kim Đức Thái Bạch Tinh Quân

  • Đức Thượng Thanh Bản Mệnh Nguyên Thần Chân Quân

Hôm nay là ngày 15 tháng … năm …
Chính con là … tuổi, địa chỉ …
Thành tâm sắm hương hoa lễ vật thiết lập tại … làm lễ giải hạn sao Thái Bạch chiếu mạng.
Cúi xin chư vị chấp kỳ bạc lễ, phù hộ độ trì, giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang, thịnh vượng.
Chúng con cúi đầu chí thiết, chí thành, nhất tâm bái lạy.
Nam mô A Di Đà Phật (lễ tạ ba lạy)

Kết thúc:
Hết một tuần hương thì hóa (đốt) bài vị, tiền vàng.

g. Sao Thủy Diệu

Những người 3, 12, 21, 30, 39, 48, 57, 66, 75, 84 và 93 tuổi là gặp sao Thủy Diệu chiếu mạng.
Thủy Diệu là sao Phúc Lộc nhưng xấu với nữ, chủ về tai hạn, tang chế.
Ngày 21 hàng tháng, dùng bài vị màu đen, sắm sửa hương hoa, tiền vàng, mũ đen, 7 ngọn nến và 36 đồng tiền, hướng về chính Tây để làm lễ giải sao.

Lời khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:

  • Đức Hiệu Thiện Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế

  • Đức Bắc phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân

  • Đức Thượng Thanh Bản Mệnh Nguyên Thần Chân Quân

Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Chính con là … tuổi, địa chỉ …
Thành tâm sắm hương hoa lễ vật thiết lập tại … làm lễ giải hạn sao Thủy Diệu chiếu mạng.
Cúi xin chư vị chấp kỳ bạc lễ, phù hộ độ trì, giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang, thịnh vượng.
Chúng con cúi đầu chí thiết, chí thành, nhất tâm bái lạy.
Nam mô A Di Đà Phật (lễ tạ ba lạy)

Kết thúc:
Hết một tuần hương thì hóa (đốt) bài vị, tiền vàng.

h. Sao La Hầu

Những người 1, 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82 và 91 tuổi là gặp sao La Hầu chiếu mạng.
La Hầu là sao xấu, chủ về khẩu thiệt. Nam gặp hạn nặng hơn nữ.
Ngày mùng 8 hàng tháng, dùng bài vị màu vàng, sắm sửa hương hoa, tiền vàng, mũ vàng, 9 ngọn nến và 36 đồng tiền, hướng về chính Bắc làm lễ giải sao.

Lời khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:

  • Đức Hiệu Thiện Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế

  • Đức Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân

  • Đức Bắc phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân

  • Đức Thượng Thanh Bản Mệnh Nguyên Thần Chân Quân

Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Chính con là … tuổi, địa chỉ …
Thành tâm sắm hương hoa lễ vật thiết lập tại … làm lễ giải hạn sao La Hầu chiếu mạng.
Cúi xin chư vị chấp kỳ bạc lễ, phù hộ độ trì, giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang, thịnh vượng.
Chúng con cúi đầu chí thiết, chí thành, nhất tâm bái lạy.
Nam mô A Di Đà Phật (lễ tạ ba lạy)

Kết thúc:
Hết một tuần hương thì hóa (đốt) bài vị, tiền vàng.

i. Sao Kế Đô

Những người 7, 16, 25, 34, 43, 52, 61, 79, 88 và 97 tuổi là gặp sao Kế Đô chiếu mạng.
Đây là hung tinh xấu nhất vào mùa xuân – hạ, nhưng nếu xuất hành đi xa sẽ gặp điều tốt lành. Nữ gặp hạn nặng hơn nam.
Ngày mùng 8 hàng tháng, dùng bài vị màu vàng, sắm sửa hương hoa, tiền vàng, mũ màu vàng, 9 ngọn nến và 36 đồng tiền, hướng về chính Bắc làm lễ giải sao.

Lời khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:

  • Đức Hiệu Thiện Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế

  • Đức Địa Cung Thần Vĩ Kế Đô Tinh Quân

  • Đức Bắc phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân

  • Đức Thượng Thanh Bản Mệnh Nguyên Thần Chân Quân

Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Chính con là … tuổi, địa chỉ …
Thành tâm sắm hương hoa lễ vật thiết lập tại … làm lễ giải hạn sao Kế Đô chiếu mạng.
Cúi xin chư vị chấp kỳ bạc lễ, phù hộ độ trì, giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang, thịnh vượng.
Chúng con cúi đầu chí thiết, chí thành, nhất tâm bái lạy.
Nam mô A Di Đà Phật (lễ tạ ba lạy)

Kết thúc:
Hết một tuần hương thì hóa (đốt) bài vị, tiền vàng.

8. LỄ THƯỢNG THỌ

Đây là một hình thức báo hiếu và cũng là dịp vui mừng của cả gia đình.

Gia đình nào khá giả, đông con cháu thường tổ chức lễ mừng thọ cho cha hoặc mẹ. Với những cha mẹ già bảy, tám mươi tuổi, trong ngày này, gia đình làm lễ gà xôi hoặc tam sinh (lợn, bò), đem ra đình lễ Thần gọi là bái tạ Thần Hưu, nghĩa là tạ ơn thánh thần đã phù hộ cha mẹ sống lâu.

Đến giờ lễ, cha (hoặc mẹ) mặc quần điều, áo tía ngồi trên, con cháu tế tự, lễ bái. Con cái dâng lễ, mỗi người một chén rượu mừng thọ, hoặc quả đào gọi là bàn đào chúc thọ.

Sau khi con cháu lễ bái xong, mời làng xóm, bạn bè đến ăn mừng. Khách đến thường mang theo lễ vật mừng thọ và chứng kiến sự hạnh phúc của hai cụ, cũng như tấm lòng hiếu thảo của con cháu. Hai bên nhà có treo câu đối, bức đại tự để mừng thọ hai cụ.

Trong ngày này, khi làm lễ, người con trưởng sẽ khấn như sau:

LỜI YẾT CÁO TỔ TIÊN TRONG LỄ THỌ

Hôm nay, ngày … tháng … năm …
Tại thôn …, xã …, huyện …
Hậu duệ tôn là (tên người đứng lễ)
Quỳ trước linh vị (đọc tên linh vị Thủy tổ, tiên tổ được liệt thờ trong nhà thờ họ)

Kính cẩn lạy tâu rằng:

Cúi nghĩ:
Tuổi tác tự Trời Phật ban cho,
Hình hài nhờ Tổ Tiên mới có.
Nay toàn dân hớn hở đón xuân sang,
Tín chủ mừng vui làm lễ thọ.

Yết cáo chư vị thần linh,
Kính lạy miếu đường tiên tổ,
Xin rộng mở lòng nhân,
Nguyện vun trồng đức độ.

(Nếu người đứng lễ là bản thân người được khánh thọ thì dùng chữ “làm lễ thọ”. Nếu là con trưởng hoặc cháu đích tôn đứng lễ thì dùng chữ “dâng lễ thọ”.)

Mong sao ngày tháng mãi bền lâu,
Ước được gốc cành thêm củng cố.
Tưởng niệm công đức ngày xưa,
Gửi chút khói hương lễ nhỏ.
Ngưỡng trông chứng giám tấc thành,
Cúi xin phù trì bảo hộ.

Mong tiên sinh khơi rộng mạch trường sinh,
Cho hậu duệ leo lên thềm thượng thọ.
Trên Thiên tào tăng niên kỷ lâu dài như rùa hạc vô cương,
Dưới hải ốc tưới phúc lộc dồi dào như suối nguồn bất hủ.

Khấn đầu, cúi lạy thần linh tiên tổ.
Thượng hưởng!

9. CÚNG ĐẦY NĂM

Cúng đầy năm, còn gọi là cúng đầy tuổi hoặc lễ thôi nôi, là nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa người Việt. Trong buổi lễ này, nhiều gia đình tổ chức linh đình, dâng cỗ bàn đầy đủ, trang trọng, khấn trình trước bàn thờ gia tiên và mời họ hàng, khách khứa đông đủ — thậm chí còn đông hơn lễ đầy tháng.

LỜI KHẤN

Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Nay con giữ việc phụng thờ, tên là …, tuổi …, sinh tại xã …, huyện …, tỉnh …
Cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên, cúi đầu bái lễ.

Kính dâng lễ bạc gồm: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật, lòng thành nhân dịp sinh hạ cháu trai (hoặc gái), kính mời hương hồn nội ngoại gia tiên, kỵ cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, anh chị em về chứng giám và hưởng lễ.

Con kính xin gia tiên phù hộ độ trì cho cháu … hay ăn chóng lớn, mạnh khỏe, an lành, mọi sự tốt lành.

Cẩn cáo.