THẦN TÍCH CỦA THẦN TẢN VI

CAO SƠN QUÝ MINH

Thần được thờ ở các đình Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng, Khương Thượng, Kim Liên, Tàm Xá… Thần tích của thần được chép ở nhiều nơi có khác nhau. Xin giới thiệu thần tích Tản Viên do Đông Các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm 1572 cho xã Phú Lạc, tỉnh Phú Thọ theo bản dịch của Nguyễn Duy Hinh trong “Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam”. Theo bản thần tích này thì Tản Viên không chỉ là một thần mà là ba vị thần linh: Tản Viên là tối cao, Cao Sơn là tả bộ sơn thần, Quý Minh là hữu bộ sơn thần. Như đã viết, không thể đòi hỏi ở đây những chi tiết chính xác, thống nhất cho mọi nơi thờ. Chúng tôi thấy bản này phong phú hơn cả.

Thời Hùng Vương thứ 18 có động Lăng Sương, ở huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hóa, xứ Sơn Tây. Động này có núi non cẩm tú, suối nước trong xanh, sơn thuỷ như tranh, cây cỏ tốt tươi, hổ báo cầm thú nhảy múa vui sướng, lâu đài lung linh. Quả là cảnh đẹp nhất trời Nam vậy.

Lúc bấy giờ ông Nguyễn Cao Hạnh đã hơn 70 tuổi, vợ là Đinh Thị Điên đã hơn 50 tuổi, sinh sống ở nơi này, làm việc nghĩa đức, một đời phong lưu dư dật. Một hôm, nhìn thấy một đám mây lành rực rỡ trong khe động. Rồng vàng bay lượn lấy nước, phu chu tinh (tính khí quý như ngọc, NDH) xuống sóng nước, bắn linh khí xuống đáy khe, hương thơm ngào ngạt cả trời đất, khoảnh khắc thì rồng bay lên trời. Gió hiu hiu thổi, tựa hồ như có ý nghênh đón người đến. Lúc đó, cụ bà ra phía trái tường nhà lấy nước ở khe (nguyên văn là động tĩnh tức giếng động – NDH) tắm trên phiến đá trắng. Tự nhiên hương thơm ngào ngạt, khí lành ùn ùn, núi sông rực rỡ, hải hà tốt lành, linh cảm quấn quýt như vui mừng sâu sắc trong bụng. Về sau, tự nhiên bà thấy trong lòng động, mang thai 14 tháng. Đến ngày sóc (mùng một) tháng Giêng năm Đinh Tỵ, bà đang ngồi chơi trên phiến đá trắng, hốt nhiên xuất hiện một đám mây lành ngũ sắc hào quang rực rỡ. Lúc bấy giờ, bà sinh hạ một cậu con trai tướng mạo phi phàm, hình dung tuấn tú, dáng người hiên ngang, khôi ngô gấp vạn người thường. Sau 100 ngày, bèn đặt tên là Nguyễn Tuấn. Nghe việc lạ đời, sau có thơ ca tụng:

Lăng Sương cốt cách ngọc tinh thần
Bả thác hoàng long giáng hạ trần
Thái thuỷ diệc vị thiên thượng mẫu
Cửu hoài hà nhược thế gian nhân.

Lại nói, đến khi 6 tuổi, đổi tên là Nguyễn Huệ. Cha mất, mẹ bèn làm lễ chôn cất. Đến năm 7 tuổi, mẹ con dắt nhau đến linh sơn Ngọc Tản của Cửu Lĩnh (tại xứ Mang Bồi) ngụ cư ở đó. Bèn kết bạn với lão bà núi đó tên là Ma Thị, Cao Sơn Thần Nữ. Được 3 năm nhớ phần mộ tổ tiên, mẹ con lại trở về động cũ Lăng Sương, ông đổi tên là Nguyễn Chiêu Dung. Năm 12 tuổi, có chí học hành, cho nên dù nhà tranh ngõ hẻm vẫn vui với trời, yên với mệnh, tiêu dao ngày tháng cuộc sống đơn bạc mà thú vị. Yên bần lạc đạo. Đó là chí lớn vậy. Nhưng lúc bấy giờ thương mẹ khó nhọc, vất vả, thường than thở rơi lệ nói rằng mẹ ta nuôi dưỡng ta một đời khổ sở, ba lần dời nhà mà nay tình cảm vẫn khó khăn như vậy thì làm sao có thể an ủi mẹ ta được. Hàng năm thường đến linh sơn Ngọc Tản than thở với lão bà Ma Thị như thế. Vận thời tuần hoàn, việc người thường biến đổi. Xưa nay ở động Sương nghèo khổ, đến nỗi không đủ nuôi mẹ già, trả ơn cúc dục chí tình con hiếu. Vậy xin làm con nuôi của lão bà đốn củi bán nuôi mẹ. Lão bà nghe nói bèn thở dài mà chấp nhận như thế. Nguyễn Chiêu Dung đưa mẹ đến cùng ở tại núi Tản Viên. Được một năm, mẹ mất. Nguyễn Chiêu làm lễ chôn cất, rồi ở đó với lão bà Ma Thị. Một hôm, lên Ngọc Linh Sơn chặt một cây.

Theo thần tích khàe thì nói ông đổi tên Nguyễn Tùng (thần tích xã La Dương, tỉnh Hà Đông, AEa2:64. TLĐD). NDH.

To cao, ngày hôm đó trở về báo người trong động cùng lên núi lấy cây gỗ. Nhưng khi đến nơi thì thấy cây đỗ vẫn tươi tốt, cành lá sum suê, lấy làm lạ. Lại chặt cây đó một lần nữa, giả vờ đi về, nấp một nơi để xem tình hình như thế nào. Đến đêm khuya thấy một cụ già cao hơn một trượng, râu tóc bạc phơ, đầu đội mũ hoa, chân đi giày mây, tay phải xách một cây gậy trúc, tướng mạo đàng hoàng phi phàm như phượng như rồng. Theo sau là một tiểu đồng cầm một chuông vàng (kim linh) rung lên ba lần, cụ già đọc thần chú, lấy gậy đánh vào cây. Bỗng thấy một cơn lốc mây mù mịt đỉnh núi, thần linh biến hoá càn khôn, đáo ỉộn, nháy mắt cây đứng lên sống lại. Nguyễn Chiêu nhìn thấy rõ ràng, lập tức chạy lại chỗ cái cây, hai tay ôm cụ già, hỏi cụ từ đâu đến, tôn hiệu là gì, sao không tiếc một cái cây mà tuyệt đường hy vọng của nhân dân đói rét? Cụ già bảo rằng: “Ta là Sơn Tinh đại thần, tên gọi Tinh Thần Tử Huy Thiên Tưởng, vâng sắc chỉ Ngọc Hoàng trông coi núi rừng. Cây này là cây ngô đồng bảo thụ, lầu các của thánh thần. Đây là chủ mộc của núi Ngọc Tản, không được đốn. Cho nên ta phải cứu bảo thụ (cây quý), phù hộ sơn hà, quốc gia vĩnh viễn bình trị thái bình.” Nguyễn Chiêu bèn cúi đầu cảm tạ rằng: “Lời Thiên Tướng làm sáng đôi mắt thịt, sao dám không mệnh. Quả là con ngựa hoang trong trần ai. Kiếp người phù du, có có không không, sinh sinh hoá hoá, cơ trời màu nhiệm khôn lường, muôn sự biến đổi không thường, đó là lẽ trời đất vậy. Hay xin ban cho linh trượng và thần chú để cứu người sống chết, để báo ơn sâu cha mẹ, xin được hân hạnh ban cho, khiến cho khỏi lao khổ đơn chiếc nuôi mẹ.” Cụ già nghe nói biết là người đại hiếu, là người phi thường, bèn cho gậy và thần chú, dặn rằng đầu gậy (này) có thể cứu người sống lại, đầu gậy (kia) có thể trừ mọi tai hoạ, chỉ đất đất nứt, chỉ nước nước cạn, pháp thuật rất huyền diệu. Duy, chỉ trời thì mây bay mù tan chiếu thấu cửu trùng, cẩn thận không được làm, không được làm. Dặn xong, bèn bay mất. Từ khi được gậy và thần chú, Nguyễn Chiêu rất vui mừng, cảm tạ trở về nhà nuôi mẹ, nói rằng: “Con hiếu này được linh trượng và thần chú của thiên thần có thể cứu sống người chết, trừ tai ương.” Về động cũ Lăng Sương tự xưng Thần Sư. Một hôm đi qua ấp Thủ Pháp, thôn Cốc bỗng hàng đàn hơn 500 con hổ voi cản đường. Thần vương (tức Nguyễn Tuấn tức Nguyễn Chiêu Dung tức Thần Sư – NDH) bèn lấy gậy chỉ một cái, lập tức hổ chạy về phía Bắc, voi chạy về phía Đông, còn lại người xóm Thủ Pháp bình an vô sự, dân tình rất mừng.

Nguyễn Tuấn thường làm nhiều việc nghĩa để giúp đời, nên dân bản xứ lập đền thờ Ngài tại đây, gọi là Thánh Tản Viên. Từ đó nhân dân biết đến Ngài, tâm nguyện được chứng giám, từ đó không ngừng tôn thờ. Sau có nhiều người nghe danh tìm đến, dân quanh khu vực, đường bộ đều có nơi thờ cúng, linh thiêng.

Nhân dân thỉnh mời về nơi Thủy Tổ Sông Cái cúng tế, từ đó Ngài lại làm thêm nhiều phép nhiệm mầu, dân khắp nơi đều biết đến. Kể từ đó thần tích ngày càng thịnh vượng, nên ở khắp nơi tổ chức lễ hội tưởng nhớ thần.

Hôm đó, trong cung mở tiệc linh đình với tất cả ngọc vàng kỳ trân dị thú, thế gian không thể nào có. Đế quân thân tự mời Thần sư yến ẩm. Thần sư lại tâu rằng: “Nhân sinh mấy khi tương ngộ, đòi mấy khi kỳ ngộ, nay qua sóng nước ba đào đến nơi này thật bình sinh không gì vui sướng bằng, nào dám không no say một bữa.” Yến ẩm xong, Đế quân đem vàng ròng tạ ơn Thần sư. Thần sư hết lòng từ chối. Thái tử bèn bảo riêng Thần sư rằng: “Hôm nay được bệ kiến long nhan là dịp may nghìn năm có một, công ơn Thần sư không thể ví với châu báu tiền bạc được, bao nhiêu của cải cũng không đủ để ban thưởng một phần nhỏ công ơn đó. Nay Đế quân có một quyển sách thần nhiều phép bí mật có thể triệt địa thông thiên, chỉ cần ước một tiếng là được. Thần sư nên xin, tôi sẽ mật tâu với Đế quân để báo ơn.” Thần sư nói: “Được.” Thái tử tâu Đế quân. Đế quân cảm công đức, bèn đem sách đó tặng Thần sư. Thần sư được sách, bèn từ tạ ra về. Đế quân sai thái tử đem quân đưa tiễn. Thần sư về đến bờ sông, trở về động cũ.

Lại nói, Thần sư trở về động Lăng Sương, dùng thần chú và gậy thần cùng với sách ước hóa thành lâu dài vạn vật đầy đủ. Lại đến linh sơn Ngọc Tản nói với lão bà: “Nghĩa từ này một thời ở vời mẹ, công đức mẹ lớn như trời. Mẹ mười tháng mang thai, sinh con công đức lớn như núi Thái Sơn và Hoàng Hà. Ơn thâm huệ dày của mẹ nuôi cũng cõng đức nhân nghĩa to lớn như vậy, nào dám vong tình. Nay nguyên báo đáp chút công đức, bèn lấy sách thần ra mật niệm.” Bỗng nhiên, mưa gió sấm chóp ầm ầm, châu báu mưa rào rào xuống đất. Nửa canh mỏi dứt. Từ trên trời bay xuống trăm ngàn, vạn quan tiên. Thần sư đem vào bão tạ mẹ nuôi và xin đưa về động Lăng Sương nuôi dưỡng. Mẹ nuôi thấy tấm lòng nhân đức đôn hậu, mừng thầm mọi việc đầy đủ. Bèn đem rừng núi của mình giao lại cho Thần sư để hưởng huyết thực thờ cúng hàng ức vạn năm sau. Bèn làm một chúc thư để lại muôn đời hương hương hoả tế tự. Chúc thư do Ma Thị Cao Sơn Thần nữ lập ở Mang Bồi, tục gọi Khuê Sân, thuộc sách Thủ Pháp, huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng, xứ Hưng Hoá, nước Văn Lang. Toàn bộ giang sơn điển địa, khê cừ, miếu mạo, rừng rú, cây cỏ ở động này xưa nay là của ta. Nay thấy trăm năm sau thân ta lên cảnh Bồng Lai thì hương khói xuân thu hai mùa không biết phó thác cho ai phụng sự. Nên năm Quý Dậu có con nuôi là Nguyễn Tuấn (còn có tên Nguyễn Chiêu), người động Lăng Sương, bản huyện từ nhỏ ở với ta như con đẻ. Nay Ma Thị tuổi ngoài chín chục, chỉ sợ mệnh trời không biết lúc nào, bèn đem tất cả những vật kê cặn kẽ trong chúc thư sau đây để lại cho con nuôi là Nguyễn Tuấn. Khi Ma Thị mất rồi thì tuân mệnh mẹ quản lý mọi vật trong núi đòi đời, điển luật cổ kim nên lập một bản chúc thư để người đời sau tuân theo, cho chiếu dụng toàn bộ diện tích giang sơn điền địa, khê cừ, miếu mạo kê khai sau đây.

Một linh sơn Ngọc Tản thuộc Cứu Lĩnh các xứ của sách Thủ Pháp cộng 22 khuê. Núi Ngọc Lĩnh cao một ức một vạn hai ngàn ba trăm trượng, chu vi cộng một ức chín vạn tám nghìn sáu trăm trượng kiêm 6 đoạn khê cừ cộng một vạn hai ngàn ba trăm trượng, chu vi cộng một vạn hai ngàn ba trăm trượng. Một đoạn từ thượng điện đỉnh núi đến hạ điện (nguyên văn hạ đoan điện. ND). Nay từ ven ngòi Bùi Khâu của Khe Lăng Cốc đến đại giang (sông lớn) dài một vạn trượng. Một đoạn trên từ đỉnh Con Mèo tục gọi Ngòi Bô Khấu đến mép sông dài 300 trượng. Một đoạn từ Cây Da đến Ngòi Lỗ Giang Khẩu dài 200 trượng. Một đoạn trên từ Đồi Mở Cò đến sông dài 300 trượng. Một đoạn trên từ Ba Dương tục gọi Ngòi Long đến bờ sông dài 500 trượng. Một ngàn lý tử xã Câm Đái xứ Hàm Rồng dài 8.500 trượng, đông giáp hai huyện Ma Nghĩa (sau đổi thành Minh Nghĩa), Thạch Thất; nam giáp hai huyện Mỹ Lương, Phúc Lộc; tây giáp huyện Thanh Xuyên, bắc giáp huyện Bất Bạt, mặt trước chính tây tọa Cấn hương Khôn. Lại có Đại Giang Tả Kiên Thần Uyên Khang Đại Vương tại núi Ma Lãng, Hữu Kiên Thần Hiển Tục Đại Vương tại núi Nộn tây nam Bạt Đồng, Thần Trấn hiệu là Uy Dũng Đại Vương; tây bắc có Hậu Phi Cung Trinh Thuận Công Chúa và tư điền cộng hai trăm tám mươi bảy mẫu và sông Đà dưới đến sông Lô, lấy Ngã Ba làm mốc ranh giới, đông tây tứ chí y như chúc thư đã kể.

Hùng Duệ Vương năm thứ 18 tháng 8 ngày 28 lập chúc thư.
Ma Thị Cao Sơn Thần nữ ký.

Sau khi đã lập chúc thư, thần vương bèn bái tạ và cùng ở với mẹ nuôi được một năm thì Ma Thị ốm. Bà gọi thần vương đến di chúc rằng: “Sau khi Ma Thị qua đời, vương phải lập một thọ đường để ở miếu từ phụng sự cho tròn đạo hiếu.” Thần vương chôn cất theo lễ, lập miếu từ và đặt thọ đường bên trái, bốn mùa hương hoả phụng sự như nghi lề, đến hôm nay vẫn còn. Người đời sau làm bài bái tán:
“Hồng đồ khải tạo, đế nghiệp muôn đời, trải qua mười sáu đời, mấy chục năm trời qua, bây giờ có thánh Tản Viên nghĩa tử nuôi dưỡng bà Ma Thị. Bà lâm bệnh qua đời, để lại chúc thư, truyền lập linh miếu trên núi, đặt thọ đường bên trái, một lòng đạo hiếu vẹn toàn, anh hùng của trăm đời đất nước. Nhất gầm trời vậy. Một nhà mẹ con đáng yêu vậy, mãi mãi cảnh thần tiên.”

Lăng của bà thực táng tại Thanh Nguyên, núi xã Chiêu Khô, huyện Phương Giao, nơi đó có miếu.
Lại nói lúc bấy giờ thì Hùng Vương thứ 80 (chép nhầm: 18. NDH) Duệ Vương đóng đô ở Việt Trì, sông Bạch Hạc, lấy hiệu nước Văn Lang, thủ đô là Phong Châu. Duệ Vương tài trí minh triết, trong sửa đức độ vãn hiến, ngoài lo việc biên cương, chăm lo cho đất nước hòa bình thịnh vượng, lại thường kính trời, noi gương tổ tiên cầu phúc cho nhân dân, trời giáng điềm lành, phò hộ quốc gia. Do vậy càng kính thờ thần linh, truyền thiên hạ thần dân tu bổ đền miếu, cung điện trang trí trang nghiêm, ngày ngày dâng hương hoa để tỏ lòng tôn kính. Quan phủ châu huyện mỗi tháng hai kỳ đến nơi cúng tế bạch thần cầu nước thịnh vượng. Vương đại thần đến các lăng tẩm, cung điện Nghĩa Linh và các linh từ công thần huân tướng, các triều đều tu sửa sang trọng trang lệ. Bấy giờ Vương tuy sinh nhiều hoàng tử nhưng đều đến đế hương (tức là tu tiên, không chịu làm vua như dưới đây sẽ nói rõ. NDH). Rồi Vương ngự giá các tiên cung Tam Đảo, Tản Viên thăm thắng cảnh, xây dựng miếu điện nơi đất lành để cúng tế cầu thần. Bây giờ vua mơ thấy điềm lành rắn, sau bèn sinh hạ hai công chúa, cả hai đều đức hạnh trinh hiền,
xinh đẹp yểu điệu, mỗi son má phấn, long lanh hai khoé thu ba, tha thướt làn tóc mây, mười phần xuân sắc. Công chúa thứ nhất tên là Mị Nương Tiên Dung công chúa. Công chúa thứ hai tên là Mị Nương Ngọc Hoa công chúa. Công chúa Tiên Dung đã gả cho Chủ Đồng Tử (quê quán ở xã Đa Hoà, huyện Đông An, phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam). Còn công chúa Ngọc Hoa cung thiềm vẫn còn khóa chưa chịu định lương duyên. Vua muốn kén rể truyền ngôi, bèn lập lầu ở cửa thành Việt Trì, đặt tên là Tuyển Tê Đãi Hiền Lầu (Lầu kén rể đãi hiền – NDH). Biển đề Ngoạn Nguyệt Cầu Hiền (Ngắm trăng cầu hiền – NDH). Chiếu truyền thiên hạ thần dân bách tính, ai thông minh, nhân trí, đức độ, hùng tài có thể kế thừa ngôi vua thì gả công chúa. Ngày hôm đó thuyền đậu đầy bến sông. Trước lầu xe ngựa chen nhau. Vãn bút vũ lộng, rồng rắn lung linh, sao sa sông lạnh, gươm giáo ngất trời, hô báo kinh hồn lạc phách, sấm động một góc trời, anh hùng bốn biển, kẻ được điểm này, người kém điểm khác. Rốt cuộc không ai đạt toàn tài như ý vua, cho nên công chúa vẫn chưa vui duyên cầm sắt.
Lại nói bây giờ có Tản Viên Sơn Tinh và Động Đình Thủy Tinh, cả hai đều là bạn học, đều có phép thông thiên nhưng chưa kịp ứng tuyển. Một hôm, Sơn Tinh gửi thư cho Thủy Tinh nói rằng: “Xưa nay giai nhân khó có, nam nhi khó gặp người đẹp. Huống hồ lấy công chúa làm vợ để phò vua. Hai đường âm dương, tuy khác nhưng tình bạn học là một. Nay con gái vua là người khuynh quốc khuynh thành, chưa chọn được người xứng đáng. Chúng ta không ngại đường xa mà đến đoạt tú cầu vậy.” Thủy Tinh được thư bèn lập tức chỉnh đốn hành trang, kéo sĩ tốt đến linh sơn Ngọc Tản hội ngộ Sơn Tinh. Sơn Tinh mở tiệc đầy sơn hào hải vị chiêu đãi nhau. Rồi cả hai cùng đến kinh thành quỳ trước sân rồng tâu rằng: “Chúng thần tài hèn sức mọn, may sinh nước nhà vua, trộm nghe vua mở hội kén rể, chúng thần đến muộn, xin được thi tài, mong được không bỏ ra ngoài hịch chiêu hiền.”

Vua cả mừng bèn ngự giá sông Bạch Hạc xem tỉ thí. Lúc bấy giờ, Sơn Tinh đến đầu sông. Thủy Tinh trở về đáy sông. Khoảnh khắc bỗng thấy giữa dòng sông mây mưa nổi lên, sóng cồn cuộn cuộn, ào ào gió cuốn, cá cua lớp lớp, kình ngư vạn dặm, trời đất mịt mù, thiên hình vạn trạng, xuất quỷ nhập thần. Người ngoài nhìn vào kinh hồn lạc phách. Sơn Tinh bèn tay trái cầm sách, tay phải cầm gậy, miệng đọc thần chú, tay chỉ một cái, bỗng thật kỳ quái chưa từng có. Hốt nhiên ngũ nhạc (Năm hòn núi lớn. NDH) bay đến giữa sông, núi cao vạn trượng, thú rừng chạy đến tấn công Thủy Tinh. Một tiếng trống nổi lên giữa sông. Quân Thủy tan tành tiêu biến một cách huyền diệu.
Vua không biết gả công chúa cho ai, bèn xa giá về cung. Rồi triệu hai vị Sơn Tinh và Thủy Tinh đến, bảo rằng: “Trẫm chỉ có một viên ngọc Lam Điền (một con gái. NDH), trước chưa kén được rể, nay cả hai khanh đều là anh hùng, không biết gả cho ai. Vậy ai có thể đem sính lễ đến trước thì trẫm sẽ gả con gái cho.”
Thủy Tinh trở về hồ Động Đình tìm của báu (nguyên sách ước đã bị Sơn Tinh mượn rồi).
Sơn Tinh xuống lầu lấy sách thần ra cầu xin sính lễ. Hốt nhiên voi trắng chín ngà và các báu vật lạ từ trên trời rơi xuống. Sơn Tinh thu lấy, chỉ nửa canh đã dâng sính lễ vào lầu rồng. Vua bèn gọi công chúa đến gả cho Sơn Tinh, phụng mệnh làm lễ xong đưa vợ về núi Tản Viên, nơi động cũ.
Sáng sớm ngày hôm sau, Thủy Tinh đã chuẩn bị đủ sính lễ dâng lên. Vua bảo rằng: “Sơn Tinh đã dâng sính lễ trước, cho nên vua phải giữ lời hứa, lời của vua không thể là lời nói đùa.”
Thủy Tinh nổi giận bèn xin vua đem binh mã tiến công Sơn Tinh. Vua cho phép. Ngày hôm đó, Thủy Tinh chuẩn bị lương thảo quân lính cùng với thủy tộc, ba ba, kình ngư rần rần kéo đến núi Tản Viên.
Sơn Tinh nghe tin, không kịp tâu lên vua, lập tức đốc thúc tả hữu đến xã Tàm Xá, huyện An Lãng, bủa lưới sắt ở bến Thủy Hương để chống giữ.
Lúc bấy giờ, xã Tàm Xá có người nguyện theo Sơn Tinh chống thủy tộc. Quân thủy tộc không tiến được (Về sau các thần tả hữu và người trần tục ở đây có công đánh Thục nên được phong tặng), bèn mở một giải Tiểu Hoành Giang từ Lý Nhân đến chân núi Quảng Oai, theo cửa sông Hát ra sông cả vào sông Đà, tập kích sau lưng núi Tản Viên. Lại mở một nhánh sông ngang nhỏ khác gọi là sông Pha đánh mặt trước núi Tản Viên. Sơn Tinh bèn đối phó, gọi người trên núi đến đóng rào tre nối giữa các núi để chống lại, bảo dân làng hễ thấy thủy tộc đến hàng rào thì bắn giết. Dân tin theo lời. Một lúc sau, thủy tộc tiến binh, nhân dân dùng cung kiếm bắn giết chúng, thủy tộc đều chết chất đông ven sông. Thủy Tinh cả giận, nuốt hận cho nên mỗi năm thường dâng nước đánh. Dân dưới chân núi thường bị hại về bão lụt. Do Sơn Tinh được sách ước và lại có phép bí mật của thần tiên cho nên Thủy Tinh không thể làm hại được.

Lại nói lúc bấy giờ tứ hải thanh bình, vua đi du ngoạn khắp nơi nào Thần Phù, Yên Tử, ngắm mặt trời mọc, lặn, thưởng mây gió trăng hoa, non xanh nước biếc, không đâu không đến, hoặc du ngoạn ngư dân bắt cá… Đi qua huyện Ma Nghĩa, các nơi Cổ Đằng, Vật Lại thấy địa thế đẹp, sơn thủy hữu tình bèn thiết lập hành cung (nay là cung Trung Thần). Rồi đi qua huyện Phúc Lộc, các xã Liên Chiểu, Đông Sàng, Phù Sa, Duy Phiên, Tường Phiêu, Tam Sơn, Lễ Toàn, Nhân Lý, Vãn Khê, Xuân Hương, An Phúc, Tùng Cảo, lại lập hành cung. Lại lập Nam Thần cung ở Khô Hải, cửa Thập Nhị Khê. Lại thường đến Mẫu Trạch, nhàn tản ngắm núi sông. Đến huyện Yên Sơn, các xã Thạch Khôi, Sơn La, Hữu Quang, đến huyện Thạch Thất, các xã Lai Thượng, Phúc Sài, Phú Ố, Kinh Lộc, Phùng Xá, Di Ai, La Tịnh, đến huyện Mỹ Lương, các xã Mỹ Lương, An Diệu, Tốt Động, làm cung điện Mang Sơn, còn để lại 72 mẫu tế điển tại xã An Diệu và 20 mẫu tại xã Đông Khai, 50 mẫu tại xã An Sơn để làm hương hỏa muôn đời cúng tế. Rồi về đến núi Tản Viên, nơi động cũ, thấy nơi này ba ngọn núi ngất trời đẹp đẽ thông linh không thể nói được, lại thêm thôn cư trù mật, phong tục thuần phác, trong lòng rất lấy làm thích, bèn xây cung điện trên đỉnh núi. Bèn lấy 22 khuê đất của sách Thủ Pháp làm Thượng Thần cung tọa Cấn hướng Khôn làm chính điện, Trung và Hạ Thần cung làm nơi tế tự, Đông Thần cung làm nơi các quan tựu yết, hai Thần Cung nam bắc là nơi vua ngự, lấy thuế điền các tổng sách hai huyện Thanh Nguyên, An Lập để dùng vào việc tu sửa và tế tự Thượng Thần cung điện. Còn các tiết thì sách Thủ Pháp phụng sự, 33 sách của huyện Thanh Nguyên là Mông Hoá, Phương Giao, Tang Ma, Long Cốc, Vãn Lung, Kiệt Sơn, Đồng Lai, Vô Song, Thái Hoà, Hoa Lâm, Quỳnh Lâm, Cửu Sùng, Phượng Mao, Hoàng Lạn, Hương Cần, Đại Bành, Địch Quả, Xuân Đài, Khả Cửu, An Lãng, Hoằng Duệ, Đại Thắng, Sơn Vi, Bách Thắng, Hùng Vĩ, Hùng Nhĩ, Hoàng Cúc, Thắng Sơn, Thạch Kệ, Đại Đổng, Hiến Cần, Phù Lao, Thiết Quyến, và 22 sách huyện Yên Lập như Tùng Sơn, Mộ Lan, Vãn Bán, Quản Phong, Vân Hoàng, Bán Lữ, Khổng Tước, Phượng Mao, Thượng Lũng, Hạ Lũng, Đông Lỗ, Tây Lỗ, Phục Cổ, Cù Lạc, An Dưỡng, Thu Ngạc, Lũng Thủy, Sa Long, An Sào, Sơn Lương, Nga Mi, Dư Sơn, và 5 châu như Thuận Châu, Chi Châu, Hoa Châu, Việt Châu đồng phụng sự. Từ đó, khâm phụng mệnh lệnh hoàng đế thường cùng tứ phủ công đồng tuần sát xem việc nhân gian các hải đảo. Duệ Vương 115 tuổi, năm Ất Mùi, Thục chủ toan đánh chiếm, Vua đã già nua mà 20 vị hoàng tử đều là tiên Bồng (Bồng Lai – NDH) nên không lập được. Thục chủ thừa cơ muốn đánh chiếm, từ phía tây đánh đến. Vua bèn thương nghị với quần thần. Trong triều có Liêu công tâu rằng: “Bệ hạ thừa mệnh trời, vua tôi yên ổn vô sự, ngày thường không huấn luyện quân sĩ, nay có việc xã tắc, nhân dân đều có quan hệ; nếu thắng, thì ổn định, thì Thái Tổ, Thái Tông trên trời đều ủng hộ chúng ta, không có gì đáng lo. Nhưng vạn nhất đánh thua Thục; tôn tông, dân đen đều sao đây.” Chi Bàng lén đút lót tướng địch, đưa thư cho Thục chủ xem ý như thế nào, nếu tạm hoãn việc binh thì còn có thời cơ. Vua nghe theo, muốn dùng kế đó, bèn triệu Sơn Thánh. Sơn Thánh tâu rằng: “Hơn 2000 năm, 17 thánh quân ơn sâu nghĩa nặng thấm cốt tuỷ mọi người, nay nước giàu binh mạnh, uy đức bệ hạ đến hải ngoại. Người Thục không biết tự giữ mình, dám cả gan mưu đồ cường thì chuốc lấy thất bại là điều đã rõ. Một khi bệ hạ vạch tội thảo phạt lấy điều nghĩa mà chế phục thì dân ta sẽ là con đỏ của bệ hạ chứ không phải sở hữu của địch quốc. Lo gì đánh không thắng. Thần xin được 30 vạn hùng binh xuất biên giới một mình một xe vào đất Thục, tất có thể bình được.” Vua nghe lời, cả mừng. Bèn chọn ngày trai giới lập đàn biện lễ tế cáo trời đất, đem linh quang thần nỏ trao Sơn Thánh, bảo rằng: “Binh quý thần tốc, tướng quân phát binh được thần phù hộ.” Rồi vào cáo miếu, vua đứng mặt hướng bắc, Sơn Thánh hướng nam. Vua thân cầm việt trao cho Sơn Thánh nói: “Tướng quân tiết chế trên đến trời.” Rồi lại trao phủ cho Sơn Thánh, nói rằng: “Tướng quân tiết chế dưới đến đầm sâu.” Xong, Sơn Thánh bèn bái từ lĩnh mệnh ra đi.

Lại nói, lúc này quân Thục đã tiến đến châu Quỳnh Nhai (nay thuộc địa phận phủ An Tây). Sơn Thánh tiến quân đến chầu Phù Hoa, động Quang Hoa. Rung chuông bày trận, đóng quân ở đó. Truyền hịch đi các phiên thần, gọi phiên binh tùy theo địa phận ứng chiến. Sơn Thánh đặc phái đại tướng quân Huệ Trạch và hai vị Hiển Hựu Phó tướng quân, đem 2 vạn hùng binh trực chỉ núi châu Quỳnh Nhai, ngoài 50 lí, đánh trống khiêu chiến. Tướng Thục nghe, đem cả 30 vạn binh đánh quân Hùng. Quân Hùng không thắng, rút chạy, phục hai bên Thiên Dao.

Sơn Thánh đến núi châu Quỳnh Nhai, ngồi trên núi đó lấy sách thần ra mật ước. Bỗng nhiên từ trên trời giáng xuống một đại thần tướng, mình cao 7 trượng, tay cầm tiêu gỗ dài 36 xích, rộng 5 xích, hình giống con ốc, đứng trên đỉnh núi bên trái Sơn Thánh, thổi một trận gió sấm đùng đùng, cây gãy nhà đổ, trời đất mù mịt. Quân Thục đại loạn. Sơn Thánh giục trống liên hồi, bắn nỏ thần, phục binh bốn mặt nổi dậy, vây giết hết quân Thục, 30 vạn quân không còn một tên trở về.

Thiên tướng đến huyện Đan Phượng, xã Thiên Mạc, bèn bay lẻn trời, Sơn Thánh tức tốc truyền hịch báo tin thắng trận về. Duệ Vương xuống chiếu ban sư. Sơn Thánh lập tức ban sư đến cửa khuyết bái tạ, tâu rõ việc thiên tướng. Vua bao phong thiên tướng làm Uy Vũ Trợ Đức Hồi Thiên, kiêm Thượng Đẳng Thần (xã Thiên Mạc thờ), phong Sơn Thánh làm Quý Minh Phổ Trạch Quảng Vận Nguyên Soái, phong Tả Kiên Thần làm Lĩnh Ứng Phổ Hóa Huệ Trạch Tá Phụ Quốc, phong Hữu Kiên Thần làm Hộ Quốc Phù Vận Hiển Hựu Tá Phụ Quốc, phong người Tàm Xá làm Cương Nghị Vũ Dực Thánh Phó Tướng Quân (xã Tàm Xá, huyện An Lãng thờ 4 vị).

Lại nói, được hai năm, quân Thục lại tiến đánh phục thù, cầu viện lân quốc, chỉnh đốn tinh binh trăm (vạn), ngựa khỏe 8.000 con, chia 5 chi tiến đánh. Chi chính binh 30 vạn, 5.000 ngựa theo đường Thập Châu đến núi Quỳnh Nhai. Một chi 10 vạn quân 2.500 ngựa theo đường châu Văn Lãng thuộc Lạng Sơn. Một chi bên hữu 20 vạn quân 1.000 ngựa theo đường châu Đại Nhai. Một chi 10 vạn quân 500 ngựa theo đường châu Minh Linh thuộc Bố Chính. Một chi thủy binh 3.000 chiếc thuyền, 30 vạn thủy binh thiện chiến từ cửa biển Hội Thông châu Hoan ra. Thủy bộ cùng tiến, thuyền ngựa song hành, thanh thế chấn động.

Hùng Duệ Vương lo lắng, bèn triệu đình thần hỏi. Đình thần đều trố mắt nhìn nhau, không ai có kế gì. Sơn Thánh tâu: Trước đây, vua Thục ngông cuồng nên uy trời một phát lẫm liệt đã tàn bại. May nhờ hoàng đế khoan dung nhân từ cho nên khỏi phải vỡ to nát trứng, nay vẫn không biết hối lại mong làm trò châu chấu đá xe, thế chỉ như một sợi lông hồng. Bệ hạ lo gì? Thần nguyện cầm quân. Vua tươi tỉnh lại, nói: Việc thắng bại, khanh định như thế nào? Sơn Thánh tâu: Thần xin được 50 vạn hùng binh, thì thiên hạ lập tức yên. Vua chấp nhận. Sơn Thánh bèn đem 30 vạn, 1.000 voi ngựa theo đường chính Thập Châu, đóng giữ thành cao, hào sâu, mật truyền cho Hậu Đức Tả tướng quân, Hiển Uy Hữu tướng quân treo giáp nghỉ quân, không được đánh. Đặc phái Dũng Lược Đại tướng quân, Cương Chính Phó tướng quân, Tuy Lộc Thiên tướng quân, cả ba vị đem 3 vạn quân theo đường chi trải châu Văn Lãng đến đối phó cánh trái quân Thục. Lại sai Chính Trực Đại tướng quân, Thần Vũ Phó tướng quân, Thuần Tuý Biên tướng quân, cả ba vị đem 5 vạn quân theo đường chi sau, trấn giữ các núi hư lập một đồn để ứng phó với cánh sau quân Thục. Lại sai Hồng Trạch Đại tướng quân, Dương Vũ Phó tướng quân, Uy Linh Biên tướng quân, cả ba vị 4 vạn quân ứng chiến theo đường Minh Linh thuộc Bố Chính để đối phó với cánh hữu quân Thục. Lại sai Đương Đông Đại tướng quân, Thông Hoá Phó tướng quân, Diên Khánh Tì tướng quân, cả ba vị đem 4 vạn quân và hơn 2.000 chiếc thuyền ứng chiến thủy quân Thục ở cửa biển Hộ Thống, kiêm thông lĩnh quân bộ châu Ái. Lại sai Quảng Trí Đại tướng quân, Linh Quang Phó tướng quân, Hựu Dãn Tì tướng quân, cả ba vị đem 4 vạn quân tùy nơi ứng chiến, Sơn Thánh thân hành cầm quân, đánh một trận lớn trên đường núi Thập Châu, cướp cờ xí, ấn tín quân địch.

Sơn Thánh bèn mạo viết một bức thư của Thục chủ gửi tướng Thục, nói rằng: Hùng Triều Văn Lãng có một thần tướng, nay các người phụng mệnh cầm quân đánh nước người, việc quân quý ở bí mật, chớ khinh động, hãy chờ có chiếu thư mới hành động. Viết xong, đóng dấu quân địch, sai một viên thống sứ ẩn mặc quân Thục, tự xưng sứ Thục, ruổi ngựa đến trại địch, chỉ chính đưa thư. Từ khi nhận được thư, tướng Thục càng cô thủ. Chỉ phải nghe có biến, không kịp dâng thư báo cấp. Sơn Thánh bèn tiến gấp, đi cả ngày đêm hơn 500 lí, trực chỉ thủ đô Thục, chìa quân tiến đánh. Tướng Thục cứu cáp không ngớt. Sơn Thánh niệm chú cầu sách thần, chỉ gây đại phá binh mã chi chính quân Thục, bắt sống quân lính, ba chi tự nhiên tan.

Sơn Thánh đem quân khải hoàn, đem binh mã địch về kinh, báo tin thắng trận. Thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự. Vua bèn nhường ngôi cho Sơn Thánh. Sơn Thánh cố từ tâu: 18 Vua Hùng hưởng quốc dài lâu, ý trời có hạn, khiến Thục Vương thừa cơ chiếm Trung Hoa. Nhưng Thục Vương vốn là bộ chủ Ai Lao, cũng là tông phái của hoàng đế trước. Quốc thể đều do tiền định, sao vua lại riêng yêu một cảnh trời Nam mà cưỡng ý trời, tất dẫn đến chiến chinh tổn hại sinh linh? Hồi lâu vua bèn nói: Ông nói có lý, ta đã hiểu rồi. Lại nghe nói thời bình thì trước lo con đích, thời loạn thì trước có công thần. Trước kia, vua Thục ngông cuồng, Trẫm đã được khanh làm vây cánh, uy trời lẫm liệt, quân giặc tan tác, quốc thái dân an, đó là công của khanh, không lẽ lắm sao? Hơn nữa, khanh là rể quý trong nhà, lại là danh thần của nước, có thể nhận vương vị để cầm quốc chính. Không phải là khanh thì còn ai nữa?

Khanh nên nhận ta nhường ngôi, không được cố từ phụ lòng trẫm cầu hiền. Sơn Thánh không thể từ chối được nữa, bất đắc dĩ tuân mệnh, bèn phụ quốc cấm quyển quyết định công việc triều đình. Nhưng lòng vẫn khinh vàng bạc, chỉ muốn thoát tục làm tiên, không thể nào bỏ ý muốn đó được, cho nên được vài ba tháng, Sơn Thánh lại xin vua: Việc thay đổi bá vương xưa nay là việc thường, Hùng gia hưởng quốc đã hơn hai ngàn năm từ thái tổ thượng hoàng khai sáng, đều có con hiển cháu giỏi, cha truyền con nối đến nay 18 đời, bệ hạ sinh 20 hoàng tử đều phiêu diêu Bồng Lai thoát trần, không có người kế thừa. Đó là nhà Hùng đã hết, vận nước sắp hết, quả nhiên là ý trời, làm sao thần là con rể lại dám nhận quyền lớn đó, một phen thủ lĩnh mệnh là để vui lòng bệ hạ cầu hiền nhường ngôi, để thuận ý trời, để khỏi để lại nỗi lo cho muôn đời sau. Bèn dâng ngôi lại cho vua. Vua nghe lời nói đó, lại cầm quyền chính cả nước, đợi có người hiền để nhường ngôi. Vua bèn gia phong Sơn Thánh làm Thiên Đạo Chiêu Dung, lại phong Quý Minh anh linh và Bình Thục chư tướng đều được gia phong tước ấp. Phong xong, Sơn Thánh bái tạ từ biệt, chu du khắp thiên hạ, không đâu không có dấu chân Sơn Thánh, lịch lãm sơn xuyên, khi thì đàn ca, lúc ngâm thơ, hưởng thú Bồng Lai, hưởng thú gió trăng, Ngũ Hồ xuất nhập nam bắc. Phàm mỗi năm, vào ngày tế lễ, bèn trở về triều, không bao giờ vắng, rồi lại nhàn du, khi về động cũ tham thắng cảnh từ huyện Thanh Nguyên (sau đổi thành Thanh Châu), các sách Thiết Quyển, Tang Ma, Phương Giao (Sơn Thánh đặt lăng tẩm Tiên ở xã Phương Giao). Hùng Vĩ, Hùng Nhĩ (lập hành cung để săn bắn). Hoàng Lan, Địch Quả, Vân Lung, Long Cốc, Kiệt Sơn, Đồng Lai, Võ Song, Phụng Hoà, Hoa Lâm, Quỳnh Lâm, Cưu Sùng, Thạch Kệ, Đại Đồng, Hoàng Cúc, Thắng Sơn, Bách Thắng, Đại Thắng, An Lãng, Sơn Vĩ, Đại Đồng, Hiến Cần, Hương Cần, Đại Bành, An Đức, Hoàng Duệ, Phù Cao, Xuân Đài, Khả Cửu lại qua huyện An Lập, các sách Tùng Sơn, Mộ Lan (lập hành cung), Vân Bán, Quán Phong, Vân Hoàng, Bạn Lữ, Phượng Vi, Khổng Tước (mỗi nơi có thảo xá tạm trú), Thượng Lũng, Hạ Lũng, Đông Lỗ, Tày Lỗ, Phục Cể, Cù Lạc, An Dương, Thu Ngạc, Thuỷ Lũng, Sa Long, An Sào, Sơn Lương, Nga Mi, Kim Sơn, nơi nào cũng lập hành cung để xem săn bắn. Từ An Lập qua hai xã Trình Khúc, Phúc Lạc của Hoa Khê lập hành cung để xem săn bắn, đến huyện Sơn Vĩ lập hành cung ở Phú An, Chu Mật để xem phong thuỷ. Lại đi qua các xã Thư Uy ngắm nhìn giang sơn đến huyện Đức Chương, các xã 0 Vực, Tuy Lai, An Duệ, Hoàng Xá ngoạn thưởng phong cảnh, liền đến huyện Mỹ Lương, các xã Tốt Động, Mỹ Lương dựng thảo xá ngày ngày săn bắn. Đến tận huyện An Sơn, qua các xã Hữu Quang, Sơn Lộ, Thạch Khối, Liệp Hạ, Phúc Sài, thấy phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, bèn lập hành cung ở Liên Hạ. Đến huyện Thạch Thất, các xã Phùng Xá, Tông Ô tạm đình xa giá, hôm sau trở về qua các huyện Ma Nghĩa, Bất Bạt về động cũ. Ngày tháng trôi qua được 10 năm, qua một trường tục lụy. Vào năm Mậu Thân tháng giêng, bỗng thấy vua Thục khiến sứ đưa thư dâng châu báu vàng bạc cầu hoà với Duệ Vương. Viết thư: Bộ chủ Ai Lao, thần Thục khâm thừa thiên mệnh làm chủ một phương, xưa ngông cuồng không tận lễ thần dân, kẻ nhỏ lấn kẻ lớn, thật là có tội mà quốc gia vạn toàn lực nhờ hồng ân của hoàng đế. Nay nghĩ rằng thần vốn là chi phái nhà Hùng, thừa công tổ tiên khai cơ sáng nghiệp, mã có được cơ nghiệp một phương, con cháu thừa hưởng giàu sang như thế này. Nay người theo tổ, vật theo tông, chúng thần chưa có gì để an ủi tổ phụ nơi cửu tuyến, không có gì để thoả mãn tôn miếu thờ cúng tế lễ. Mỗi lần nghĩ đến lòng xôn xang nên nay mạo muội xin chiếu cố tình xưa cho thần Thục được hoà thân, phụng lễ triều công, may được thấm nhuần hồng ân, không phụ lòng mong muốn bình sinh của con cháu. Ngày hôm đó, Sơn Thánh bèn thiết triều ở chính điện. Vua xem thư này bèn hỏi Sơn Thánh rằng: Thục chúa là tông phái của hoàng đế trước, trước ngông cuồng dám đến xâm lấn, may ý trời vẫn còn, cơ đồ nhà Hùng chưa hết. Nay Thục chúa lại cầu hòa, tướng quân xem xét cho trẫm biết.

Thánh quỳ trước sân rồng, mật tâu rằng: Thục đế đã là tông phái của vua trước, chủ tể một phương, trước cả gan xâm lấn làm phiền lòng bệ hạ, đó cũng là một bước trời đã định cho cơ nghiệp nhà Hùng. Bệ hạ sao lại giữ lòng oán đó? Nay đã cầu hòa là để biết tiến thoái. Thục chúa cũng là vua hiển, kẻ hiện nay không gì bằng bệ hạ mở lượng hải hà cho hòa thân. Đó là sự sáng suốt của bệ hạ vậy. Hơn nữa, nhà Hùng đã hết, ý trời đã rõ, nên nhận sự cầu xin đó mà triệu về nhường ngôi. Đó là cái thánh của bệ hạ vậy. Xong việc, bệ hạ và thần vốn có thuật thần tiên, gì bằng một cuộc nhàn thân thoát nợ ba sinh vào cảnh Bồng Lai tiêu dao, ngày tháng vui cùng trăng nguyệt, không nhiễm bụi trần, chôn lầu rồng gác phượng, dạo khắp non xanh nước biếc, há không phải là trí sao? Quân tử bất diệc lạc hồ (câu trong Luận Ngữ, nghĩa là chẳng lấy làm vui đó sao – NDH). Xin bệ hạ nghe kế của thần lập tức quyết định không do dự.
Duệ Vương nói: Khanh nói hay lắm, trẫm theo kế đó.
Vua bèn sai sứ mang binh mã triệu Thục chúa về nhường ngôi. Thục chúa bái tạ. Vua bèn cho Thục chúa chiếc nỏ thần và tứ phù (ấn tín của vua, NDH).
Vua bèn trở về Nghĩa Lĩnh (tức núi Hùng Vương) cùng Sơn Thánh nguyện hóa sinh bất sinh bất diệt. Một hôm vua cầm bút mà ngâm:
Tiên bồng động thảo thanh xuân cựu
Vương bá cung đài ỉục dạng tân
Hồi thủ thế gian đa thiểu sự
Dữ thiên hà nhược giác phong trần.
(Nghĩa là: cỏ động tiên vẫn xanh như xưa, cung điện đền đài của vua chúa mỗi ngày một đổi mới, ngẫm lại bao nhiêu việc đời, sao bằng gác gánh phong trần để sống cùng trời đất. NDH).

Ngâm xong, vua cùng Sơn Thánh và công chúa Ngọc Hoa giữa ban ngày bay lên trời hóa sinh bất diệt.
Vua Thục đã được nhường ngôi, cảm công đức của vua, bèn xa giá đến núi Nghĩa Lĩnh xây dựng miếu điện để quốc gia phụng sự, dựng hai trụ đá trong núi thể rằng: ước nguyện lớn trên trời cao lồng lộng chứng giám cho thần tiểu tử Thục An Dương nhận ngôi cơ đồ nhà Hùng tuy không chính thống nhưng ơn sâu đức lớn như trời đất, nay lập miếu đường thờ họ Hùng để muôn đời sau hưởng hương khói phụng thờ bất tuyệt theo nghi lễ đã định. Nếu sau này vua kê vị bội ước quên lời thề thì trời đất núi sông không phù hộ. Nay lập lời thề.
Thể xong, vua Thục trở về thành đô, ban chiếu cho xã Nghĩa Linh, Nghĩa Cường họ nhi táo lệ lâu dài là hương trung nghĩa, tứ thời bát tiết hương đèn bất tuyệt để phụng thờ Hùng Vương và Sơn Thánh. Vua lại ban cho 22 khuê của sách Thủ Pháp, huyện Bất Bạt làm dân táo lệ hộ nhi lâu dài, tứ thời bát tiết hương đèn bất tuyệt để phụng thờ Tản Viên Sơn Thánh và xã Trung Độ, bản huyện làm dân thủ lệ hộ nhi. Các xã như chính quyền động Lăng Sương, ngoại quán khuê Mộng Hóa, các xã An Lăng, An Đức, Lũng Phong, Lũng Phao, Li Trúc, Thái Hòa, Minh Nghĩa, Vật Lại, Vật An, Vật Phú, Tri Lai, Đồng Bảng, Cẩm Đài, Bình Lộng, An Thuật, Bảo Thuật, Cô Lãm, An Bạch và tế điển tại các xã châu trang động sách của hai huyện Thanh Xuyên và An Lập, tổng cộng 27 ngàn mẫu để phụng sự hương hỏa ba thần cung điện: Thượng, Trung, Hạ, còn như cả nước phụng thờ thì đâu đâu cũng có. Vua Thục lại phong Sơn Thánh làm Cao Sơn Quý Minh đại vương. Vua lại còn lập miếu vũ thờ các công thần của Tản Viên Sơn Thánh, mỗi vị đều gia phong mỹ tự. Phong Hậu Đức làm Hộ Quốc An Dân Hậu Đức đại vương (thờ ở xã Hạ Hội, huyện Từ Liêm). Phong Hiển Uy làm Linh Ứng Phù Hựu Hiển Uy đại vương (thờ ở thôn Độ Xá, Hạ Địa). Phong Dũng Lược làm Hiển Ứng Hùng Tài Dũng Lược đại vương (không ghi nơi thờ – NDH). Phong Cương Chính làm Trung Mục Trung Nghị Cương Chính đại vương (không ghi nơi thờ – NDH). Phong Tuy Lục làm Minh Chiêu Diễn Phúc Tuy Lục đại vương (tổng Vân Canh, huyện An Lãng thờ). Phong Chính Trực làm Anh Nghị Thông Duệ Chính Trực đại vương (không ghi nơi thờ – NDH). Phong Thần Võ làm Thiên Sách Linh Quang Thần Võ đại vương (không ghi nơi thờ – NDH). Phong Thần Tuý làm Chính Đại Cương Trực Thuần Tuý đại vương (hai xã Hương Canh, Ngọc Canh thờ). Phong Hồng Trạch làm Quảng Tế Xung Vận Hồng Trạch đại vương (tổng Thọ Lão, huyện An Lạc thờ). Phong Dương Vũ làm Trinh Chính Hùng Đoan Dương Vũ đại vương (không ghi nơi thờ – NDH). Phong Uy Linh làm Thông Minh Duệ Trí Uy Linh đại vương (xã Thọ Lão thờ). Phong Đương Đông làm Hộ Quốc Đương Đóng Thánh Triết đại vương (xã An Lạc thờ). Phong Thông Hóa làm Hiển Linh Thống Hóa Phù Hựu đại vương (không ghi nơi thờ – NDH). Phong Diên Khánh làm Tích Phúc Diên Khánh Hiển Ứng đại vương (hai xã Bình Lỗ và An Trù thờ). Phong Quảng Trí làm Quảng Trí Thuận Ứng Linh Thông đại vương (hai xã Vinh Lão, Sơn Lão thờ). Phong Linh Quang làm Linh Quang Hiến Ứng Phù Cảm đại vương (không ghi nơi thờ – NDH). Phong Hộ Quốc làm Hộ Quốc Dực Thánh Hựu Dân đại vương (hai xã Hương Nha, Trung Nha thờ).

Phong xong vào năm Giáp Thìn, tháng Giêng, ngày mùng chín. Thục An Dương Vương tức vị, đóng đô tại thành cổ Loa. Vương thừa phó chúc của Duệ Vương, cầm quyền tại vị 50 năm. Thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự. Nhưng vua cho rằng, được nỏ thần Linh Quang Thiên bảo của Hùng Vương, cho nên sau khi được nước thì không lo việc văn võ tuyển tướng, luyện quân để đề phòng ngoại xâm. Đến khi An Dương Vương đã 80 tuổi, họ Triệu, huý Đà, người Chân Định, thừa cơ khởi binh, hội đồng tướng tốt, trực chủ huyện Quê Lâm, đánh một trận lớn vái Thục Vương. Thục Vương bèn lập đàn mật cầu Sơn Thánh. Lập tức Sơn Thánh hoá phép, đằng vân bay xuống đánh nhau với Triệu Đà. Mấy chục hiệp đều vạn toàn thủ thắng. Sơn Thánh nghĩ đến sinh linh đồ thán, bèn bảo Thục Vương rằng: “Trời đã định chỉ được thiên hạ 50 năm. Nay Triệu Đà ý muốn xâm chiếm nước Nam, nếu ta đem binh đánh nhau thì đã có anh hùng trí dũng, tất Triệu Đà bó tay vô phương, ta không lo gì. Riêng tính mạng sinh linh treo trên tay ta, vì nước cô nhiên, dân làm sao sung sướng được. Chi bằng thuận theo ý trời, triệu Triệu Đà đến nhường ngôi để khỏi tai hoạ cho sinh linh.” Thục Vương bèn theo kê đó, nhường ngôi cho Triệu Đà. Thục Vương xuống biển mà hoá. Đà được nước bèn lên ngôi năm Bính Tý, ngày lành, Triệu Đà cảm đức Sơn Thánh, bèn phong làm Chiêu Dung Hiển Ứng Khuông Quốc Đại Vương. Phong Hữu Kiên Thần làm Hiển Hựu Bảo Hộ Linh Thành Đại Vương, phong Tả Kiên Thần làm Xung Tịnh Uyên Lương Phổ Hoá Đại Vương. Triệu Đà được nước, cha truyền con nối 5 đời, cộng 149 năm.

Đất nước Chiêm Trung Hoa, họ Triệu tàn tạ không người cứu nước. Đến đó, cháu gái Hùng Vương huý là Trắc, là bậc nữ trung hào kiệt thánh thần trong đời, ra oai hùng, cử binh đánh thắng đến thành Tô, đại phá Tô Định thua chạy. Bà Trưng bèn xây 65 thành ở Lĩnh Ngoại, khôi phục toàn bộ cảnh thổ nước Nam. Bà Trưng tức vị tự lập làm vua. Bà Trưng cảm công âm phù của Sơn Thánh và bách thần, bèn bao phong Sơn Thánh làm Văn Võ Thánh Thần Thông Minh Đại Vương. Phong Tả Kiên Thần làm Linh Ứng Khang Dân Trợ Quốc Đại Vương, phong Hữu Kiên Thần làm Hiển Hựu Linh Ứng Khang Tế Đại Vương, và bách thần mỗi vị đều được bao phong mỹ tự.

Lại nói là Bà Trưng khởi nghĩa có lập đàn ở cửa sông Hát, mật cầu Sơn Thánh và bách thần, cho nên sau khi tức vị, bèn bao phong cho từng vị để thờ.

Trải qua bốn họ Đinh, Lê, Lý, Trần khai lập cơ nghiệp, Sơn Thánh thường dùng pháp thuật thần tiên, hoặc biến hiện chân thân, hoặc cảm thông cầu ứng hộ quốc cứu dân có công với đời. Các triều đại đều truy phong mỹ tự và chuẩn y đến miếu cung điện cùng dàn táo lệ hộ nhi, các xã vẫn được miễn trừ tô thuế lao dịch binh dịch các loại như cũ để phụng thờ, để vận nước lâu bền, tiếng thơm vạn cổ cường thịnh vậy.

Bản xã phụng sự.
Cao Sơn Quý Minh Đại Vương Chính Thần Sự Tích.
Thần huý Tuấn, tự là Quý Minh, là em quốc chủ núi Tản Viên. Ban đầu, thần cùng với anh từ ngoài biển qua cửa biển Thần Phù mà về qua xã Nội Nghiệp, thôn Phú Mẫn, thấy có một ngọn núi phong cảnh tú lệ, bèn đến tham chơi, lại thường cùng anh chu du qua xã Phú Lạc, thấy sơn thuỷ thanh kỳ, bèn làm một quán nghỉ chân. Từ đó, nhiều lần linh hiển, xã thôn đó bèn lập đền thờ. Thời Dương Đúc (1672-1673), vùng Đoan Hùng trộm cướp như rươi, yêu quái làm hại dân rất nhiều. Một hôm, thấy một cụ già đứng trên đỉnh núi Ngọc Chúc, hô thị tùng hàng ngàn người trị chúng nó, do đó giặc cướp giải tán, yêu quái tiêu tan. Toàn vùng mang ơn cứu sống, bèn lập đền thờ. Lại vào thời Mục Đế (1505-1509) hạn hán. Vua sai thám hoa Nguyễn Hữu Nghiêm đảo vũ đền Phù Đổng, đêm mộng thấy thần hiển báo ở đền Hàm Sơn ở Tường Độc có một lọ nước, đến đó mà cầu. Hữu Nghiêm bèn y mộc đến đó cầu linh ứng, được mưa, bèn đem việc này tâu lên. Vua cho lĩnh một tấm đại dương 5000 gạch rồng để cúng tế.

Hồng Phúc nguyên niên (1572), đầu mùa xuân, ngày lành, Hàn Lâm Viện Đông Các Đại Học Sĩ Nguyễn Bính phụng soạn chính bản.
Hoàng Triều Vĩnh Hựu, năm thứ 6 (1740), tháng giữa mùa thu, ngày lành.
Quản Giám Bách Thần trị điện Hùng Lĩnh Thiếu Khanh tôn ý cửu bản phụng tả.