Văn cúng ngày Giỗ Đầu

1. Ý nghĩa:

Ngày Giỗ Đầu hay còn được gọi là “Tiểu Tường”, là ngày giỗ (kỵ giỗ) đầu tiên sau đúng một năm kể từ ngày mất của người quá cố. Đây là một trong hai ngày giỗ thuộc kỳ tang.
Vì vậy, vào ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm, bi ai và sầu thảm, chẳng khác gì ngày để tang năm trước. Con cháu đều mặc tang phục, khi tế lễ thường có khóc như đưa đám, một số nhà có điều kiện còn thuê cả đội kèn trống nữa.

2. Sắm lễ:

Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn, hoa quả, hương phẩm, oản…, người ta còn mua sắm rất nhiều đồ hàng mã, không chỉ là tiền vàng, giấy mã, mà còn cả các vật dụng như quần áo, nhà cửa, xe cộ, thậm chí là hình nhân bằng giấy.

“Hình nhân” ở đây không phải để thế mạng cho ai mà là tục tín ngưỡng. Người xưa tin rằng, với phép thuật của thầy phù thủy, hình nhân bằng giấy khi đốt sẽ hóa thành người hầu hạ vong linh nơi Âm giới.

Sau buổi lễ, những đồ vàng mã sẽ được mang ra tận ngoài mộ để hóa (đốt). Riêng đồ mã đốt trong ngày Tiểu Tường còn được gọi là “mã biếu”.

Gọi là “mã biếu” vì người ta tin rằng những đồ mã này chỉ cúng cho vong linh người mất, nhưng người đó không được dùng mà phải mang biếu các ác thần để tránh sự quấy nhiễu.