THỜ MẪU LIỄU Ở PHỦ TÂY HỒ
Truyền thuyết về công chúa Liễu Hạnh đàm đạo thơ văn với văn nhân ở Tây Hồ
Qua việc khảo cứu các nguồn tư liệu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở phần trên, chúng tôi có thể khẳng định rằng, cuộc hội ngộ nổi tiếng văn thơ giữa Thánh Mẫu và các văn nhân ở Phủ Tây Hồ vào thế kỷ XVIII là một sáng tạo văn học độc đáo, đầu tiên và duy nhất của nữ sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm trong Vân Cát Thần Nữ. Bất cứ ai cũng đều bất lực khi muốn lược kể lại cuộc gặp độc nhất vô nhị này, do vậy tốt nhất chúng ta trích ra đây đoạn tác phẩm của Đoàn Thị Điểm về cuộc gặp gỡ giữa Liễu Hạnh công chúa với nhà thơ đương thời Phùng Khắc Khoan và các nho sinh họ Ngô, họ Lý.
Khi ấy, quan Thị ngự họ Phùng đi sứ Bắc quốc mới về, giữ việc Bộ Lại. Việc quan bận rộn, giấy tờ chồng chất, suốt ngày không được lúc nào thư thái. Bỗng nhớ đến những nơi danh thắng mà khi đi sứ đã đi qua như Hồ Động Đình, Hồ Hoàng Hạc, Lầu Nhạc Dương, sông Xích Bích,… trước kia phóng khoáng như thế nào, ngày nay phiền nhiễu như thế nào! Nhớ đến câu thơ của Sầm Lâu Tử: Xoa lạp duyên hồ vinh bội ẩn Tang ma hề dẫu thượng phong hầu
(Mặc áo tơi đội nón dạo chơi xung quanh hồ, vinh hiển đeo ấn (cảnh làm quan)
Dâu gai mọc đầy ngoài đồng nội (cảnh điền viên) gẫm thú vị ấy lại còn hơn được phong hầu).
Ngẫm nghĩ câu thơ ấy, liền nảy ra ý tưởng tìm một cuộc nhàn du cho khuây khỏa tinh thần. Phùng liền đeo túi thơ, mang bầu rượu cùng với hai người bạn thiếu niên là Cử nhân họ Ngô, Tú tài họ Lý, đến Tây Hồ đi tản bộ. Hôm ấy gặp ngày đầu hè, sắc trời sáng sủa, ba người đi qua một dải vườn thượng lâm, trải nhiều nơi hoàng đình thủy tạ, gió mát thoảng đưa hương sen thơm ngát, bỗng chốc đã đến bờ hồ Tây rồi. Lý bảo Phùng rằng: “Ngài học đã lâu năm, xét tài cao bảy thước, nay gặp lúc trời quang cảnh đẹp, lại không thi hứng sao?” Phùng liền ngâm rằng:
Danh lợi bôn ba nhất phiến trần, Tây Hồ thốn bộ hốt nhàn thân
Bồng Lai phương trượng giải hư huyễn, Thủy tín tiên phàm tống tại nhân.
Dịch:
Danh lợi bon chen một cuộc đời, Tây Hồ phóng bộ thảnh thơi chơi
Bồng Lai phương trượng đều hư huyễn, Tiên tục chẳng qua chỉ ở người.
Ngô nối lời ngâm rằng:
Đĩnh nhiên phương thốn tục trần vô, Bao quát càn khôn nhất họa đồ
Tề nguyệt quang phong tùy sở lộc, Mục trung hà xứ bát Tây Hồ.
Dịch:
Trong lòng quét sạch bụi trần nhơ, Bao quát càn khôn một họa đồ
Trăng sáng gió trong tùy hứng thú, Đâu đâu chẳng phải chốn Tây Hồ?
Lý cũng ngâm rằng:
Hoa nghinh khách điểm, tiếu nghinh thuyền, Tân nhược Tây Hồ, túy miên miên
Tỉnh khởi thi đàm kinh tứ tọa, Thủ thân ưng thị tích thần tiên.
Dịch:
Hoa chào điếm khách, tiếu chào thuyền, Suốt tháng Tây Hồ, ngủ liên miên
Tỉnh dậy bàn thơ, kinh khắp chốn, Thân này có lẽ tiểu thần tiên.
Sau khi thưởng thức, Phùng Công nói rằng: “Tứ thơ của Ngô huynh thanh kỳ, tứ thơ của Lý huynh phóng dật, khí tượng hai đại huynh dẫu có khác nhau, tóm lại đều là tuyệt diệu, thật là tiên tài vậy.” Ngô và Lý nói: “Tứ thơ của lão đài thâm trầm lỗi lạc, chính là phong cách đại gia. Chúng tôi là hàng vãn bối, bắt chước chưa nổi, chỉ thêm trò cười bán nước ở đầu sông mà thôi, có đâu xứng với lời quá khen của ngài. Dù vậy, Cung Quảng dẫu xa, cành quế thì gần, nàng Hằng Nga có lẽ để bụng yêu đến kẻ si tình vậy.” Ba người nhìn nhau cười ầm lên, rồi lại cứ lần theo bờ hồ mà đi. Nhìn lại phong cảnh, chợt thấy thấp thoáng dưới bóng rặng cây hòe ở đằng xa ló ra một tòa tửu lâu, lan hoa khuất khúc, trúc mọc lơ thơ, trước quán có treo cái biển đề bốn chữ “Tây Hồ phong nguyệt” thật lớn, bên cửa viết hai câu đối đỏ rằng:
Hồ trung nhàn nhụt nguyệt,
Thành hạ tiểu càn khôn.
(Ngày tháng tiêu dao trong bầu rượu, vòng trời đất nhỏ hẹp ở dưới thành).
Trong màn cửa the lấp loáng, có một vị nữ nhân tươi trẻ mặc áo đỏ, đứng tựa trước cửa sổ. Lý Sinh tiến lại chào, hỏi rằng: “Lâu đài chốn này là lâu đài gì, bọn chúng tôi quá chân vào nhầm cõi Bồng Lai, muốn nhờ quý trang mượn làm nơi thắng hội ‘Lan Đình’, không biết chốn tiên cung có dung trần tục chăng?” Mỹ nhân nói: “Đây là quán hàng mọn của Liễu nương vậy. Các ông đã là người thi tửu, ngồi chơi chốc lát có hại gì?” Nói xong liền sai thị nữ cuốn rèm cửa sổ. Ba người nghiêm chỉnh bước vào, ngồi ở cửa sổ phía nam, uống rượu nói chuyện, nhận thấy cảnh vật rất là trang nhã. Trước thềm chưng ánh vũ học nói, trong hồ đóa sen thoảng thơm, trên tường có đề thơ và treo nhiều bức cổ họa…
Ngô: Thượng uyển tiều phu cựu ước kiến Bào tổ tứ ngô quan hưởng thế Lý:
Thám hàm tiếu bỉ một long uyên Võng sơ mỗi tỵ thế đồ hiểm
Phùng:
Câu trúc tư tương lợi nhĩ huyền Hàn chử hạ lai do ỏi nhột.
Ngô:
Trường An đông tốn vi niên Tam công kháng bất yên hà hoán Lý:
Bán điểm ninh dung tục lự khiên Vị Thủy nhuộm phù vân bổ bốc
Phùng:
Đào Nguyên họa phỏng Vũ Lăng duyên Vân chung giác tân vi Phật
Phùng ngâm chưa dứt lời, thấy trong lầu có người ứng thanh ngâm rằng:
Đắc nguyệt ưng tri ngã thị tiên.
Ba người đều khen rằng: “Thật là câu kết hay, thật là câu kết hay.”
Tạm dịch cả bài:
Hồ Tây riêng chiếm một bầu trời, Phong cảnh xa nhìn tự thảnh thơi, Cây cổ quanh nhà lá xanh biếc, Trâu vàng đầm vũng nước trắng ngời, Vài gian nhà lá đủ nương náu, Một chiếc thuyền con tìm sinh nhai, Nấu trà vách nát khói nghi ngút, Cách giậu phên thưa chó sủa hoài, Chèo quế tay cầm nhè nhẹ đẩy, Áo tới mình khoác thừa khoan thai, Vãn cảnh Động Đình kia Phạm Lãi, Cưỡi bè Trương Khiên vượt khắp trời.
Ngàn tầm mênh mông sâu nông rõ, Bốn bể mịt mờ chim nơi chơi vơi, Mái chèo đưa đẩy lầu lách lướt, Tiếng hát hò khoan sóng xé trôi, Bạn cùng cò cốc trong bãi cát, Nhìn xem diều hâu ngoài bể khơi, Mấy khúc hát hay vang mặt nước, Một tôi “mắt trắng” rỉ gạo người đòi, Tiền bằng hai súng, hái lại hái, Lọng đội lá sen lời nối lời, Thả nón mặt hồ rau chẳng héo, Dìm giỏ dưới nước nuôi cá tươi, Chuốc rượu trong hoa say túy lúy, Gối chèo bóng liễu nằm nghỉ ngơi, Say rồi vứt giỏ trên làn sóng, Tắm xong cởi khố ra nắng phơi.
Mục tử gã kia là bạn hữu, Tiều phu hẹn trước luống hôm mai, Móc hàm rồng, kẻ tham châu ngọc, Ôm đầu gối ta chờ cò trai, Lưới trải thưa thế mà không sót, Lưỡi câu thắng nào chịu mắc mồi, Trời đã sang hè, nắng vẫn thích, Đông dù đã hết, năm còn dài.
Phú quý sao bằng thú trăng gió, Thanh cao không nhuộm bụi trần ai, Sông Vị Thủy không tin lời bói, Bể Đào Nguyên mong đợi trùng lai.
Chuông rung, bóng tướng lòng lá Phật, Trăng dọi ta là tiên chứ ai?
Đang lúc cao hứng lan thưởng với nhau, chợt thấy ở ngoài lầu có một ngư nhân, chân đi đất, đầu trần, quần cũ áo ngắn, tay cầm giỏ trúc trong đó có ba con cá lớn, trông về phía mặt trời lặn vừa đi vừa hát rằng:
Ngã chu trung hồ dậu hề, Nhĩ điếm trung tình liễu hề, Thùy tri chiêm bốc dạo hề.
Dịch:
Bầu rượu có trong thuyền ta chứ, Giỏ cá có trong điếm nàng chứ, Nào ai biết phép bói toán chứ.
Phùng lắng nghe không hiểu ý ra sao, Lý Sinh nói: “Có lẽ người kia có bí thuật ‘Quân Bình’ chăng?” Phùng còn đang nghi ngờ. Chợt thấy trong lầu có một thị nữ mặc áo xanh, mang theo một hồ rượu đang biếu ngư nhân, ngư nhân nhận lấy, không nói năng gì, treo cá ở ngoài lầu rồi đi. Thị nữ mang xâu cá ấy vào trong lầu, chưa đầy nửa khắc đã làm xong cá gỏi đem ra.
Ba người đang thỏa thuê về hứng rượu ngon nhắm tốt, thì thấy một vị mỹ nhân mặc áo hồng dịu dàng tiến bước ra, chễm chệ ngồi xuống ghế nói: “Được các vị nhà văn quá bộ lại chơi, gọi là có một món ăn nhổ mọn, tỏ lòng cảm tạ thịnh tình.” Ngô Sinh nói: “Chúng tôi tự tiện đến chỗ tôn nghiêm này, rất lấy làm sợ hãi và hổ thẹn.” Lý Sinh nói: “Khúc hát của người ngư dân rất là khó hiểu, xin mỹ nhân giải rõ ý nghĩa cho chúng tôi được biết.” Mỹ nhân cười mà rằng: “Câu hát ngông ấy có khó nghĩa gì đâu. Chứ ‘hồ đậu’ là nói trong bầu đã hết rượu, chứ ‘tinh liễu’ là nói trong giỏ của ta không có cá vậy. Còn câu cuối có chữ ‘chiêm bốc’ chỉ là ngụ ý sự bói toán trong Kinh Dịch mà thôi.” Ba người nghe nói than rằng: “Nàng có lẽ là người trời chăng? Sao mà tinh tuệ đến như thế!” Mỹ nhân nói: “Các ngài bụng chứa gấm vóc, miệng phun châu ngọc, thật là đáng kinh sợ. Vừa rồi tôi ngẫu nhiên nghĩ ra một vế câu đối, xin các ngài đối cho!”
Đối xong, chào ba ông khách, trở vào nhà trong. Ba người liền nhân lúc có trăng ai về nhà nấy. Đến vài tháng sau lại đến chỗ này thì chỉ thấy nước hồ mênh mông, chẳng có lâu đài nhà cửa gì cả, to nhỏ chỉ nghe tiếng ve sầu kêu ve ve ở trên cây mà thôi. Ba người trải chiếu ở dưới bóng cây ngồi chơi, chợt thấy thân cây có hàng chữ triện rằng:
Vân tác y thường phong tác xa, Tiên du đâu xuất mộ yên hà, Thế nhân dục thức ngô danh tính, Nhất đại sơn nhân ngọc Quỳnh Hoa.
(chữ “nhất” và chữ “đại” tức là chữ “thiên”. Chữ “nhân đứng” và chữ “ơn” tức là chữ “tiên”).
Dịch:
Lấy mây làm xiêm áo, lấy gió làm xe, Ruổi sáng đi chơi vùng trời Đâu Suất, Buổi chiều ngao du nơi mây khói, Người đời muốn biết họ tên của ta, Ta đây là người tiên trên trời tên là Quỳnh Hoa.
Lý Sinh nói: “Xem ý thơ này, khí cách không phải là người tầm thường, chuyến trước chúng ta được gặp gỡ chắc là thiên tiên, thật là hân hạnh lớn vậy.” Phùng Công gật đầu, nhân đem chuyện năm trước đi sứ khi qua núi về Lạng Sơn có gặp tiên nói cho cả hai bạn nghe. Ngô Sinh ngậm ngùi nói: “Tôi tưởng thơ của lão đại trước cho thần tiên là hư huyễn. Nay mới tin việc La Thập, Tăng Nhụ ngày xưa không phải là hoang đường.” Trò chuyện xong, ba người cùng về mang một ý tưởng tiếc rẻ và huyền vọng ôm.
Trước nữ sĩ Đoàn Thị Điểm chưa nơi nào truyền tụng về cuộc gặp gỡ giữa Liễu Hạnh công chúa và nhà thơ Phùng Khắc Khoan cùng hai thư sinh họ Ngô, họ Lý. Sau khi tác phẩm của Bà in ra trong “Truyền kỳ tân phả,” thì câu chuyện này được dân gian hóa, cũng như một số tác giả khác như Kiều Oánh Mậu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Huy Lượng, Trần Huy Bá, Hoàng Đạo Thúy, Giang Quân, Nguyễn Vinh Phúc… đều nhắc lại những điều mà Đoàn Thị Điểm đã viết.