Thiên Y A Na: Biểu Tượng Thánh Mẫu Giao Thoa Văn Hóa Việt – Chăm

THIÊN YA NA – BÀ CHÚA NGỌC

THÁNH MẪU VIỆT – CHĂM

Cùng với việc mở rộng quốc gia Đại Việt, người Việt đã vượt qua sông Gianh vào phía Nam. Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương Nam thì người Chăm càng co dần, rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mỗi nơi và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa với người Việt. Thực sự gần mươi thế kỷ qua, ở vùng từ Huế đến Nha Trang đã diễn ra quá trình hòa đồng chủng tộc và hòa đồng văn hóa rất sâu sắc giữa người Chăm và người Việt. Trên bình diện đời sống tín ngưỡng tôn giáo đã thể hiện sự hòa đồng, hỗn dung và tiếp biến ấy.

Thờ Thiên Ya Na ở Tháp Bà Nha Trang

Trong phần trình bày về Mẫu Thần của người Chăm, chúng tôi đã đề cập tới di tích và thờ cúng Pô Inư Nưgar ở Tháp Bà Nha Trang. Đó là lớp văn hóa Chăm, mà dấu vết của nó còn nhận ra qua kiến trúc, điêu khắc. Tuy nhiên, ở đây còn hiện hữu một lớp văn hóa nữa, đó là lớp văn hóa hỗn dung Việt – Chăm qua thờ cúng Thánh Mẫu Thiên Ya Na – Bà Chúa Ngọc.
Thiên Ya Na là phiên âm Hán – Việt tên gọi Mẫu Thần Chăm Pô Inư Nưgar, còn tên gọi Bà Chúa Ngọc được người Việt dùng để gọi thánh mẫu Thiên Ya Na thì là tên thuần Việt, mang tính dân gian hơn, có lẽ xuất phát từ sự tích công chúa Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng do đánh vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần gian, phổ biến ở miền Bắc và vào tận điện Hòn Chén xứ Huế, núi Ngọc Trản. Tuy nhiên, tên đầy đủ của bà là Thiên Ya Na Diễn Phi Chúa Ngọc.
Lớp văn hóa Việt – Chăm này ở Tháp Bà Nha Trang thể hiện qua các truyền thuyết và cách bài trí, nghi thức thờ phụng ở ngôi đền tháp này.
Tại Tháp Bà Nha Trang, chúng ta còn thấy tấm bia do Phan Thanh Giản ghi dựng năm 1857 về sự tích Thánh mẫu Thiên Ya Na, tức Pô Inư Nưgar, gọi theo danh xưng đã được Việt hóa. Nguyên văn tấm bia ghi bằng chữ Hán, nay đã được dịch ra tiếng Việt và khắc dựng liền kề:
“Ngày xưa, trên núi Đại Điền có hai vợ chồng già không có con, nhà ở cạnh núi, trồng dưa để sinh sống. Nhưng thường bị trộm dưa. Một đêm trăng, ông già rình bắt được một cô gái độ 13-14 tuổi đang trộm dưa. Hai ông bà vốn không có con cái, thương cô gái không cha không mẹ bèn đem về nuôi. Một hôm mưa lũ, nước tràn lai láng đổ ra biển, cô gái làm lều cúng hoa. Ông già giận, mắng con. Cô gái buồn lòng. Một cây gỗ già nam theo dòng nước trôi đến. Cô gái biến vào cây gỗ. Cây gỗ trôi ra biển cả đến tận Bắc Hải thì dạt vào bờ. Những người dân phương Bắc rủ nhau kéo cây gỗ lên bờ nhưng bao nhiêu người vẫn không lay chuyển cây gỗ. Bấy giờ Thái tử Bắc Hải đang kén vợ, đi tìm vợ, nghe tin bèn đến xem cây gỗ lạ. Thái tử đưa tay nhấc thử, lạ lùng, cây gỗ nhẹ bỗng theo tay Thái tử. Thái tử mang gỗ về cung. Cây gỗ tỏa hương thơm ngào ngạt. Một đêm dưới ánh trăng mờ thấp thoáng bóng cô gái đẹp từ thân cây hiện ra nhập vào. Thái tử rình bắt được, không cho người đẹp biến vào thân cây. Họ nên vợ thành chồng, sinh một trai là Trí, một gái là Quý. Bà Thiên Ya Na chính là cô gái trong cây gỗ đó. Bà nhớ cha mẹ nuôi, ôm hai con biến vào cây gỗ già nam, trở về biển Cù Huân (khu vực biển trước Tháp Bà hiện nay). Về đến Núi Chúa thì cha mẹ nuôi đã qua đời, Bà bèn lập đền thờ. Thấy dân chất phác, Bà dạy dân cày cấy sinh nhai, cứu nạn giúp dân, gây dựng phép tắc, tổ chức thành quốc gia. Rồi Bà lên núi Cù Lao (tức núi có Tháp Bà hiện nay), tạc đá làm tượng rồi bay mất.
Thái tử Bắc Hải lên thuyền đi tìm vợ, đến cửa biển trước núi Cù Lao, ngược đãi dân làng, không tôn kính thần tượng. Chợt sóng to nổi lên, thuyền của Thái tử bị đắm hóa thành hòn đá, nay gọi là Hòn Đá Chữ. Thái tử đến đây thấy Hòn Đá Chữ, bèn khắc chữ ghi sự tích Bà, làm đền thờ Bà và hai con, hai ông bà mẹ nuôi Bà.”

Sau đó, trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí, mục cổ tích tỉnh Khánh Hòa có ghi sự tích tháp cổ Thiên Y: “Ở xã Cù Lao thuộc huyện Vĩnh Xương, trên đỉnh núi có hai cây tháp, tháp phía tả cao 6 trượng, thờ tượng đá Thiên Ya Na Diễn Phi; tháp bên hữu cao hai trượng thờ Bắc Hải Thái tử. Tương truyền Thiên Y tiên nữ trước giáng sinh ở núi Đại Điền, bấy giờ có hai vợ chồng già mà không có con, nhà ở cạnh núi, trồng dưa để sống. Khi dưa chín thường có người hái trộm, lấy làm lạ, một đêm rình xem, thì thấy một người con gái, tuổi chừng 13, 14 từ dưới bóng cây thon thả đi đến vườn dưa. Vì thương cô gái nhỏ tuổi, nên dẫn về nhà nuôi làm con. Cô gái phong tư, thái độ dịu dàng, thật là người trời, vợ chồng ông già rất yêu quý. Một hôm mưa lũ đến, cô gái lấy đá làm núi non bộ chơi, ông già giận mắng, trong lúc đang buồn thì chợt thấy một cây già nam trôi đến, bèn thác mình vào cây ấy. Cây gỗ theo nước lũ trôi đến Bắc Hải, người phương Bắc thấy gỗ thơm rất lạ, rủ nhau lấy về, nhưng gỗ nặng không sao nhấc được. Bấy giờ Thái tử tuổi trẻ kén vợ, nhưng trong nước không có ai vừa ý. Nghe tin về cây gỗ già nam, bèn đến bãi biển, thẫn xuống nước kéo gỗ, vừa mó tay đến là nhấc được ngay đem về để ở điện các. Thái tử thường đến sờ mó mân mê. Chợt thấy dưới bóng trăng thoang thoảng mùi thơm, trông lờ mờ như có người đi đến, nhiều lần như thế lấy làm lạ. Một hôm, đêm khuya, Thái tử đi một mình rình xem, một hồi lâu lại thấy như lần trước, liền đi sát đến tận nơi, thì là một cô gái đẹp vội vàng toan trốn, nhưng bị Thái tử giữ lại để hỏi, nên không trốn được, bèn bày tỏ duyên do. Thái tử vừa mừng vừa lo, bèn đem việc tâu lên vua. Vua lấy làm lạ, sai người bói thì thấy được quẻ tốt, bèn cho hai người thành hôn. Ở với nhau ít lâu, sinh con trai đặt tên là Trí và một con gái đặt tên là Quý. Một hôm, nhớ núi cũ, bèn đem hai con thác vào cây gỗ thơm, vượt biển sang phương Nam, đến thẳng bờ biển Cù Huân, tìm đến chốn cũ thì thấy ông bà đã qua đời…”

THIÊN YA NA – BÀ CHÚA NGỌC THÁNH MẪU VIỆT – CHĂM

Cùng với việc mở rộng quốc gia Đại Việt, người Việt đã vượt qua sông Gianh vào phía Nam. Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, nhiều người nghĩ đơn giản rằng cứ mỗi lần mở rộng phạm vi quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương Nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mỗi thời, và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa với người Việt. Thực sự, gần mười thế kỷ qua, ở vùng từ Huế đến Nha Trang đã diễn ra quá trình hòa đồng chủng tộc và hòa đồng văn hóa rất sâu sắc giữa người Chăm và người Việt. Trên bình diện đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đã thể hiện sự hòa đồng, hỗn dung và tiếp biến ấy.

Thờ Thiên Ya Na ở Tháp Bà Nha Trang

Trong phần trình bày về Mẫu Thần của người Chăm, chúng tôi đã đề cập tới di tích và thờ cúng Pô Inư Nưgar ở Tháp Bà Nha Trang. Đó là lớp văn hóa Chăm mà di vết của nó còn nhận ra qua kiến trúc, điêu khắc. Tuy nhiên, ở đây còn hiện hữu một lớp văn hóa nữa, đó là lớp văn hóa hỗn dung Việt – Chăm qua thờ cúng Thánh Mẫu Thiên Ya Na – Bà Chúa Ngọc.

Thiên Ya Na là phiên âm Hán – Việt tên gọi Mẫu thần Chăm Pô Inư Nưgar, còn tên gọi Bà Chúa Ngọc được người Việt dùng để gọi Thánh Mẫu Thiên Ya Na thì là tên thuần Việt, mang tính dân gian hơn, có lẽ xuất phát từ sự tích công chúa Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng do đánh vỡ chén ngọc mà bị đầy xuống trần gian, phổ biến ở miền Bắc và vào tận điện Hòn Chén xứ Huế, núi Ngọc Trản. Tuy nhiên, tên đầy đủ của bà là Thiên Ya Na Diễn Phi Chúa Ngọc.

Lớp văn hóa Việt – Chăm này ở Tháp Bà Nha Trang thể hiện qua các truyền thuyết, cách bài trí và nghi thức thờ phụng ở ngôi đền tháp này. Tại Tháp Bà Nha Trang, chúng ta còn thấy tấm bia do Phan Thanh Giản ghi dựng năm 1857 về sự tích Thánh Mẫu Thiên Ya Na, tức Pô Inư Nưgar, gọi theo danh xưng đã được Việt hóa. Nguyên văn tấm bia ghi bằng chữ Hán, nay đã được dịch ra tiếng Việt và khắc dựng liền kề:

“Ngày xưa, trên núi Đại Điền có hai vợ chồng già không có con, nhà ở cạnh núi, trồng dưa để sinh sống. Nhưng thường bị trộm dưa. Một đêm trăng, ông già rình bắt được một cô gái độ 13-14 tuổi đang trộm dưa. Hai ông bà vốn không có con cái, thương cô gái không cha không mẹ bèn đem về nuôi. Một hôm mưa lũ, nước tràn lai láng đổ ra biển, cô gái làm lễ cúng hoa, ông già giận, mắng con. Cô gái buồn lòng. Một cây gỗ giá nam theo dòng nước trôi đến. Cô gái biến vào cây gỗ. Cây gỗ trôi ra biển cả đến tận Bắc Hải thì dạt vào bờ. Nhưng người dân phương Bắc rủ nhau kéo cây gỗ lên bờ nhưng bao nhiêu người vẫn không lay chuyển được cây gỗ. Bấy giờ Thái tử Bắc Hải đang kén vợ, đi tìm vợ, nghe tin bèn đến xem cây gỗ lạ. Thái tử đưa tay nhấc thử, lạ lùng, cây gỗ nhẹ bỗng theo tay Thái tử. Thái tử mang gỗ về cung. Cây gỗ tỏa hương thơm ngào ngạt. Một đêm dưới ánh trăng mờ thoáng bóng cô gái đẹp từ thân cây hiện ra nhập vào. Thái tử rình bắt được, không cho người đẹp biến vào thân cây. Họ nên vợ thành chồng, sinh một trai là Trí, một gái là Quý. Bà Thiên Ya Na chính là cô gái trong cây gỗ đó. Bà nhớ cha mẹ nuôi, ôm hai con biến vào cây gỗ giá nam, trở về biển Cù Huân (chỗ biển trước Tháp Bà hiện nay), về đến núi Chúa thì cha mẹ nuôi đã qua đời. Bà bèn lập đền thờ, thấy dân chất phác, Bà dạy dân cày cấy sinh nhai, cứu nạn giúp dân, gây dựng phép tắc, tổ chức thành quốc gia. Rồi Bà lên núi Cù Lao (tức núi có Tháp Bà hiện nay) tạc đá làm tượng rồi bay mất.

Thái tử Bắc Hải lên thuyền đi tìm vợ, đến cửa biển trước núi Cù Lao, ngược đãi dân làng, không tôn kính thần tượng. Chợt sóng to nổi lên, thuyền của Thái tử bị đắm hóa thành hòn đá, nay gọi là hòn Đá Chữ. Thái tử đến đây thấy hòn Đá Chữ bèn khắc chữ ghi sự tích Bà, làm đền thờ Bà và hai con, hai ông bà mẹ nuôi Bà.”

Sau đó, trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí, mục cổ tích tỉnh Khánh Hòa có ghi sự tích tháp cổ Thiên Ya Na như sau: “Ở xã Cù Lao thuộc huyện Vĩnh Xương, trên đỉnh núi có hai cây tháp, tháp phía tả cao 6 trượng, thờ tượng đá Thiên Ya Na Diễn Phi; tháp bên hữu cao hai trượng thờ Bắc Hải Thái tử. Tương truyền Thiên Ya tiên nữ, trước giáng sinh ở núi Đại Điền, bấy giờ có hai vợ chồng già mà không có con, nhà ở cạnh núi, trồng dưa để sống. Khi dưa chín thường có người hái trộm, lấy làm lạ, một đêm rình xem thì thấy một người con gái, tuổi chừng 13, 14 từ dưới bóng cây thon thả đi đến vườn dưa. Vì thương cô gái nhỏ tuổi, nên dẫn về nhà nuôi làm con. Cô gái phong tư, thái độ dịu dàng, thật là người trời, vợ chồng ông già rất yêu quý. Một hôm, mưa lũ đến, cô gái lấy đá làm núi non bộ chơi, ông già giận mắng. Trong lúc đang buồn thì chợt thấy một cây gỗ giá nam trôi đến, bèn thác mình vào cây ấy. Cây gỗ theo nước lũ trôi đến Bắc Hải. Người phương Bắc thấy gỗ thơm rất lạ, rủ nhau lấy về nhưng gỗ nặng không sao nhấc được. Bấy giờ Thái tử trở lại kén vợ nhưng trong nước không có ai vừa ý. Nghe tin về cây gỗ giá nam, bèn đến bãi biển, thản xuống nước kéo gỗ. Vừa chạm tay, gỗ nhẹ bỗng, Thái tử nhấc được ngay, đem về điện các. Thái tử thường đến sờ mó, mân mê. Chợt thấy dưới bóng trăng thoang thoảng mùi thơm, trông lờ mờ như có người đến. Một hôm, đêm khuya, Thái tử đi một mình rình xem. Cuối cùng, Thái tử gặp cô gái, và câu chuyện tình duyên giữa họ bắt đầu.”

“Tượng vị thần nào, nhưng nay người Việt đặt cho nó cái tên là Cô. Phía trên tượng có bức trướng đỏ thêu chữ ‘kính dâng Cô’ và hình 12 cô, theo diện thần đạo Mẫu của người Việt. Con số 12 này có ở điện thần Việt (12 Cô, 12 Chầu) và điện thần Chăm, tức Thần Mẹ Pô Inư Nưgar và các con của Bà. Đây cũng là nét tương đồng cần lưu tâm.

Ở một ngôi tháp còn lại, bên cạnh một cặp Linga-Yoni mang phong cách cổ điển, ta lại thấy bức tượng Chăm trùm khăn Việt, mà bức trướng đỏ trên đó thêu chữ và hình ông cố, bà cố, tức bố mẹ nuôi của Thánh Mẫu Thiên Ya Na, có nét gì đó giống như thờ ông bà thân sinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở đền Tiên Hương Phủ Dầy.

Như vậy, thay cho linh tượng Pô Inư Nưgar nguyên thủy của tôn giáo Chăm Bàlamôn, người Việt đã Việt hóa bằng linh tượng Thiên Ya Na cùng các vị thần là cha mẹ, cô cậu theo điện thần Đạo Mẫu Việt.

Không chỉ diện thần, mà tuần tiết nghi lễ và lễ hội tại Tháp Bà Nha Trang cũng khuôn theo lịch tiết của người Việt. Ngày hội lớn nhất ở Tháp Bà Nha Trang là ngày 23 tháng 3 âm lịch, cùng tháng với lịch giỗ Mẫu trong cả nước (tháng 3 giỗ Mẫu). Trong lễ hội, nghi thức quan trọng nhất là tắm tượng (mộc dục). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh, tục tắm tượng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tuy nhiên, nếu người Ấn Độ tắm tượng bằng sữa thì người Chăm và người Việt tắm bằng nước sạch, nước thơm, với ý nghĩa làm thanh sạch trước khi cúng lễ, cầu chúc tốt lành. Nghi lễ này đi liền với tục rước nước, cầu đảo còn quan sát thấy trong nhiều lễ thức của hai dân tộc.

Sau lễ mở cửa đền, tắm tượng là các trình diễn mang tính nghi lễ, như múa đèn, múa quạt, dâng bông, múa bóng… Theo nhiều tài liệu cũng như lời kể của nhân dân, phía dưới chân Tháp Bà có một xóm có tên là Xóm Bóng, vốn xưa sinh sống tập trung của những người múa bóng chuyên phục vụ nghi lễ trong đền. Đây là điệu múa pha trộn giữa điệu múa của Bà Bóng Chăm và Bà đồng của người Việt để dâng lễ lên thần linh, mà ngày nay còn thấy phổ biến hơn ở người Việt Nam Bộ.

Thờ Thiên Ya Na ở Huế Nếu Tháp Bà Nha Trang là điểm cực nam thờ phụng Thiên Ya Na, mặc dù hóa thân của Bà ở Nam Bộ với các danh thần khác nhau, như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Ngọc, Bà Đen… thì Huế thực sự là điểm cực bắc của cả một vùng rộng lớn thờ phụng Thiên Ya Na.

Xét từ góc độ vị thần chủ, Huế, mà điển hình là điện Hòn Chén, là nơi giao thoa giữa thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh của người Việt từ Bắc Bộ vào và thờ Pô Inư Nưgar của người Chăm từ nam ra, mà sau này được Việt hóa dưới cái tên Thiên Ya Na. Còn xét từ góc độ hệ thống tín ngưỡng tôn giáo, thì nơi đây cũng là nơi gặp gỡ giữa tục thờ Mẫu Thần, mà đỉnh cao của nó là Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ từ Bắc Bộ và tục thờ Mẫu thần của người Chăm. Do vậy, Huế có vị trí rất đặc biệt mang tính cầu nối, chuyển tiếp của Đạo Mẫu ở Việt Nam.

Trong các đền điện thờ Mẫu ở Huế, cách bài trí và điện thần có nét riêng so với cách bài trí và điện thần ở Bắc Bộ, tuy nhiên xét về tổng thể, hệ thống thờ phụng ở đây không phải là thờ Mẫu nói chung, như ở Tháp Bà Nha Trang, đền Bà Chúa Xứ hay ở Linh Sơn Thánh Mẫu, mà là hệ thống Đạo Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ, thể hiện ở điện thần và cách bài trí trong đền diện…”

Tượng vị thần nào, nhưng nay người Việt đặt cho nó cái tên là Cô. Phía trước tượng có bức trướng đỏ thêu chữ kính dâng CÔ và hình 12 cô, theo diện thần đạo Mẫu của người Việt. Con số 12 này có ở điện thần Việt (12 Cô, 12 Chầu) và điện thần Chăm, tức Thần Mẹ Pô Inư Nưgar và các con của Bà. Đây cũng là nét tương đồng cần lưu tâm.

Ở một ngôi tháp còn lại, cũng bên cạnh một cặp Linga-Yoni mang phong cách cổ điển, ta lại thấy bức tượng Chăm trùm khăn Việt, mà bức trướng đỏ trên đó thêu chữ và hình ông cố, bà cố, tức bố mẹ nuôi của Thánh Mẫu Thiên Ya Na, có nét gì đó giống như thờ ông bà thân sinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở đền Tiên Hương Phủ Dầy.

Như vậy, thay cho linh tượng Pô Inư Nưgar nguyên thủy của tôn giáo Chăm Bàlamôn, người Việt đã Việt hóa bằng linh tượng Thiên Ya Na cùng các vị thần là cha-mẹ, cô-cậu theo điện thần Đạo Mẫu Việt.

Không chỉ diện thần, mà tuần tiết nghi lễ và lễ hội tại Tháp Bà Nha Trang cũng khuôn theo lịch tiết của người Việt. Ngày hội lớn nhất ở Tháp Bà Nha Trang là ngày 23 tháng 3 âm lịch, cùng tháng với lịch giỗ Mẫu trong cả nước là tháng 3 giỗ. Trong lễ hội, nghi thức quan trọng nhất là tắm tượng (mộc dục). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh, tục tắm tượng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tuy nhiên, nếu người Ấn Độ tắm tượng bằng sữa thì người Chăm và người Việt tắm bằng nước sạch, nước thơm, với ý nghĩa làm thanh sạch trước khi cúng lễ, cầu chúc tốt lành. Nghi lễ này đi liền với tục rước nước, cầu đảo còn quan sát thấy trong nhiều lễ thức của hai dân tộc.

Sau lễ mở cửa đền, tắm tượng là các trình diễn mang tính nghi lễ, như múa đèn, múa quạt, dâng bông, múa bóng… Theo nhiều tài liệu cũng như lời kể của nhân dân, phía dưới chân Tháp Bà có một xóm có tên là Xóm Bóng, vốn xưa sinh sống tập trung của những người múa bóng chuyên phục vụ nghi lễ trong đền. Đây là điệu múa pha trộn giữa điệu múa của Bà Bóng Chăm và Bà đồng của người Việt để dâng lễ lên thần linh, mà ngày nay còn thấy phổ biến hơn ở người Việt Nam Bộ.

Đoàn rước phải dừng lại ở chùa Thiên Mụ để cúng Mẹ, bởi vì theo quan niệm dân gian, Thánh Mẫu Thiên Y A Na cũng đã từng giáng xuống đây.

Trên các bằng, các ông đồng, bà đồng cùng các con nhang đệ tử tổ chức cúng lễ, lên đồng, có ban nhạc văn đi kèm. Trong đoàn rước, một số con nhang đệ tử ăn mặc quần áo các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Thái ở rừng núi phía Bắc, Cơ Tu, Vân Kiều, Tà Ôi từ Trường Sơn – Tây Nguyên… thể hiện Mẫu ở đây là của toàn thể các dân tộc chứ không phải chỉ người Kinh. Điều này có cơ sở tín ngưỡng của nó, vì trong điện thần của Đạo Mẫu, có một số vị thần có nguồn gốc từ các dân tộc thiểu số ở miền núi.

Trong hệ thống điện thần của Đạo Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ, có một số vị thần có nguồn gốc từ các dân tộc thiểu số. Đây là hiện tượng khá đặc biệt, chỉ quan sát thấy trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Điều này nói lên điều gì? Theo tôi, nó thể hiện sự gắn bó, tinh thần dân chủ và bình đẳng, không kỳ thị giữa người Việt đa số ở đồng bằng và các dân tộc thiểu số ở vùng núi. Tinh thần này là hệ quả của mối tương tác về môi trường sống, sự gắn bó về đời sống kinh tế và sự nương tựa, đùm bọc nhau giữa các dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Cách phối thờ trong đình làng Hải Cát không giống với các đình làng thờ Thành Hoàng ở nhiều nơi khác. Điện thờ trong đình thực sự là mô hình cơ bản và thu nhỏ của điện thần thờ Mẫu. Cao nhất là ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, mà thần chủ là Thiên Y A Na, hai bên là Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Xung quanh và thấp hơn là ban thờ Thất Thánh, Quan Thánh, và các vị thần khai canh. Phía ngoài có các ban thờ Ngũ Hành, Trung Thiên, thổ địa, ông Hổ…

Đoàn rước Mẫu từ Hòn Chén đến đình làng Hải Cát mang tính chất như dân làng đón Mẫu trở về. Ở đây, cả đêm và ngày hôm sau diễn ra các nghi lễ tế và hầu đồng. Sau buổi tế, đoàn người lại rước Mẫu hồi loan về điện Hòn Chén.

Lên đồng ở Huế về cơ bản giống như lên đồng ở Hà Nội và các đền điện thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ ở Sài Gòn và các vùng phụ cận, tức là hình thức nhập hồn của các thần linh Tứ Phủ vào thân xác các ông đồng, bà đồng. Tuy nhiên, so với hai nơi ở hai phía đất nước, lên đồng ở Huế cũng có những nét riêng. Ở Huế có hai dạng lên đồng, đó là Hầu lễ và Hầu vui. Hầu lễ là lần lượt các vị Thánh Tứ Phủ nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng, thường là hầu đơn, tức một người nhập đồng, giống như ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Còn Hầu vui là các giá hầu ở các ban thờ Cô, Cậu, Ông Hoàng, thậm chí hầu cả các thần linh là tổ tiên, ruột thịt của những ông đồng, bà đồng đã qua đời. Hầu vui có lúc trở thành các hình thức hầu tập thể, nhiều người cùng ốp đồng đứng ra nhảy múa. Trong những ngày lễ, do nghi lễ lên đồng diễn ra đồng loạt trên nhiều thuyền, do vậy còn có hình thức Hầu âm, tức hầu không có đàn hát (chầu văn), Hầu chay, tức chỉ ngồi nhập đồng, không được nhảy múa.

Xem xét trên các phương diện huyền thoại, truyền thuyết di tích thờ cúng, điện thần và nghi lễ thờ cúng, Đạo Mẫu ở Huế, mà điển hình là điện Hòn Chén, có một vị trí rất quan trọng và đặc sắc trong hệ thống Đạo Mẫu của nước ta. Nơi đây là sự giao nhập giữa hai hệ thống thờ Mẫu của người Việt từ Bắc Bộ vào và thờ Mẫu Thiên Y A Na của người Chăm từ Trung Bộ ra. Tuy nhiên, xét từ góc độ phát triển thì thờ Mẫu ở Huế không còn ở trình độ thờ Mẫu thần như các nơi khác của miền Trung mà đã vượt lên trình độ thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ. Có lẽ tôi bắt đầu cuộc hành trình đi theo vết chân của vị Thánh Mẫu Thiên Y A Na từ thành phố Đà Nẵng, nơi địa đầu của xứ Quảng. Ở thành phố Đà Nẵng có một ngôi miếu (điện hay lăng) thờ Thiên Y A Na ở làng Nam Thọ. Ngày nay, quy mô ngôi miếu khá khiêm tốn, tuy nhiên xưa kia nó tọa lạc trên khoảng đất khá rộng, cạnh nghĩa địa trên bãi cát, nay một phần đất người ta đã trưng dụng.

Vùng khác ở Xứ Quảng và Nam Trung Bộ. Theo lời kể của ông thủ tự thì xưa kia ở trong đền có tượng Thiên Y A Na bằng gỗ lim rất đẹp, tuy nhiên, trước giải phóng, bức tượng đã bị quân Mỹ lấy mất, nay chỉ còn bức tranh thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na, hai bên có hai thị nữ cầm quạt đứng chầu. Tên hiệu của Bà được ghi trong kinh sách là Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc Thánh Mẫu Đại Từ Tôn. Phía ngoài bức tranh thờ có tượng màu trắng theo phong cách tượng Phật Bà Quan Âm. Do vậy, nơi đây kết hợp thờ Thiên Y A Na với Phật Quan Âm, giống như phong cách thờ ở Huế. Các đồ tế tự gồm nón, áo, vàng mã… giống như các đền mẫu Tứ phủ ở Huế. Thánh Mẫu Thiên Y A Na ở đây được đồng nhất với Bà Trời, do vậy lăng Bà được gọi là “Lăng Đức Đồng Thiên”.

Các đệ tử của ngôi miếu này cũng là các Phật tử thuộc về Hội Tiết Thiên Thánh Giáo của Trung Bộ, mà trung tâm ở Huế. Người ta đến miếu cầu cúng Bà để trừ tà chữa bệnh, cầu đi biển bình yên, đánh bắt nhiều cá tôm. Câu thần chú trong lễ tống ôn có đoạn:

“Vui chơi buổi hạc bồng lai
Liệng bùa liệng phép đem về cho mau
Hồ rô phá uế một màu
Phép màu Mẹ vạch nước chảy về cứu dân.”

Xưa kia, chủ ngôi miếu là ông Đồng Hỷ, nổi tiếng cả Đà Nẵng và các vùng xung quanh. Riêng ông có biệt tài nhập đồng dâng mâm hoa, hương, quả, trà, rượu để lễ Bà theo kiểu múa bóng. Khi cúng lễ, người thủ tự thường niệm hai bộ kinh, đó là “Địa Mẫu chân kinh” và “Kinh nhật tụng”.
Cách ngôi miếu kể trên không xa, vẫn trong phạm vi nội thành Đà Nẵng, chúng ta có thể tiếp xúc với những dạng thờ cúng Thiên Y A Na kiểu khác, đó là Miếu Bà (lăng hay am) Khuê Trung, nay thuộc phường Hòa Cường. Đây là một di tích phối thờ khá phức tạp, tuy nhiên thờ Bà vẫn là chính. Nơi hậu cung, ở vị trí trang trọng nhất là tượng Thánh Mẫu Thiên Y A Na ở tư thế ngồi trên ngai. Bức tượng được tô màu, nay đã bị tróc lở nhiều. Lúc đó, do sơ ý tôi chưa kịp xác định rõ tượng được tạc bằng đá hay vôi vữa. Ngay phía trước, nhưng ở vị trí thấp hơn Bà là tượng của ba vị hầu cận của Bà, mà có người giải thích đó là Cậu Xuân, Cậu Quý và Cậu Tài, đều là con trai của Bà. Ở đây, ta lại gặp một dị bản ba cậu con trai chứ không phải chỉ hai người là Cậu Tài, Cô Quý hay Cậu Tài và Cậu Quý như ở các nơi khác. Những dị bản như thế này là điều khá phổ biến trong các hiện tượng dân gian, khiến chúng ta không mấy bận tâm hay có điều kiện cũng tìm cách cắt nghĩa về con số hai hay ba xuất phát từ quan niệm dân gian của từng địa phương.

Cũng như nhiều nơi khác dọc Trung và Nam Trung Bộ, ở ngôi miếu này chúng ta bắt gặp kiểu phối thờ giữa Thiên Y A Na với Bà Ngũ Hành hay Ngũ Hành Nương Nương. Tại bệ thờ ở cung ngoài của ngôi miếu có 5 bài vị đề tên: Hỏa Đức Thánh, Thủy Đức Thánh, Thổ Đức Thánh, Mộc Đức Thánh và Kim Đức Thánh. Ngay trước ngôi miếu, người hướng dẫn lưu ý chúng tôi tới chiếc giếng đá miệng hình vuông, còn khá nguyên vẹn, một di tích mang đặc trưng Chàm, điều đó mách bảo chúng ta rằng ngôi miếu này được xây dựng trên di tích cũ của người Chăm thời vương quốc Chămpa xưa.

Lễ hội Miếu Bà vào 16 tháng ba hàng năm, ngày kỵ giỗ chung cho hầu hết các nữ thần, Thánh Mẫu theo tâm thức dân gian Việt: “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ.” Vào những ngày này có rước, tế thần linh ở miếu, xưa kia vào những dịp như vậy người ta còn tổ chức múa bóng, dâng mâm bông có pha chút tạp kỹ, như đội mâm bông nhào lộn mà vẫn không rơi đổ, có tổ chức hát Bội… Rõ ràng là, ngôi miếu này cùng thờ Thiên Y A Na – Chúa Ngọc như ở lăng làng Nam Thọ, nhưng cách thờ cúng và hệ thống tổ chức không liên quan gì tới thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na của điện Hòn Chén ở Huế.

Ngôi miếu này không đứng độc lập mà cùng với nó là các di tích thờ cúng khác tạo thành một quần thể, phía bên trái là miếu thờ Tiền hiền mà dân gian thường gọi là Miếu Ông. Ở đây ta lại gặp kiểu ứng đối quen thuộc của dân gian với cặp Miếu Ông – Miếu Bà. Còn bên phải là Miếu Thổ thần, lăng Cô Bác thờ hỗn hợp âm linh và chiến sĩ trận vong, một kiểu thờ cúng rất tiêu biểu của cư dân miền trung Trung Bộ.

Ở Quảng Nam, Đà Nẵng chúng ta không thể không kể tới Núi Chúa – Ngũ Hành Sơn. Rõ ràng đây là di tích của người Chăm xưa, do vậy, đây đó ta còn thấy các phế vật kiến trúc Chămpa, tượng các vị nữ Chăm. Tuy nhiên, hiện tại Ngũ Hành – Núi Chúa đã trở thành nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na của người Việt. Tại hang Chiêm Thành, có tượng thờ Chúa Ngọc và Chúa Lồi (còn có tên là Giàng Lồi, Lồi Phỉ). Dân gian quan niệm Bà Chúa Ngọc và Chúa Lồi là hai chị em. Đây là mô típ thờ khá phổ biến ở Xứ Quảng, mà nhiều nơi người ta giải thích đó là thờ Bà Thiên Y A Na và Bà Ngũ Hành, cũng có khi cặp đôi giả là Bà Thiên Y A Na và Bà Thủy Long… Về tên gọi, Bà Chúa Ngọc là tên gọi dân gian của Thiên Y A Na, còn Chúa Lồi thì tôn gọi dân gian này ta sẽ còn gặp ở một vài nơi khác ở Xứ Quảng, mà dân gian giải thích một cách nôm na rằng, hình tượng của Bà từ đất “lồi”, “trồi” lên. Tuy nhiên, trong trường hợp này có thể giả thuyết rằng, Bà Chúa Lồi chính là Bà Ngũ Hành, mang dáng dấp của Linga nguyên thủy.

Như chúng tôi đã nói ở trên, tục thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na không phải lúc nào cũng dưới dạng chính danh thần, mà tùy theo từng địa phương, Bà còn được tôn xưng với những tên gọi khác nhau. Nguyễn Xuân Hương trong bài nghiên cứu đăng ở tạp chí Văn hóa dân gian đã thông báo về các tên gọi khác đã sưu tầm được ở Quảng Nam, Đà Nẵng, như Bà Chúa Lồi (Khuê Trung – Đà Nẵng), Bà Dàng Phi (Quá Giáng, Đà Nẵng), Bà Dàng Què, Bà Dàng Râu (Sơn Trà, Đà Nẵng), Bà Thân Xứ, Bà Đa Xứ (An Hải, Đại Lộc), Bà Phường Chảo (Đại Cường, Đại Lộc), Bà Dáng Lồi (Cẩm Thanh, Hội An), Bà Cổ Vàng/Dàng (Cẩm Hà, Hội An), Bà Dàng Bồ/Bà Bô Bô – Thu Bồn (Duy Xuyên, Quảng Nam), Bà Chợ Được (Thăng Bình, Quảng Nam). Còn ở Quảng Ngãi thì ngoài những danh thần quen thuộc mà chúng ta nhiều lần nhắc tới, còn thấy các danh thần khác, như Chúa Tiên, Bà chúa Dàng, Bà Trường (Trường Bà), Bà Mẹ Đất…

Thần khác như Chúa Tiên, Bà chúa Dàng, Bà Trường (Trường Bà), Bà Mẹ Đất…

Khi tìm hiểu về các vị thần ở miền Trung, chúng ta hay bắt gặp danh xưng Dàng (hay Giàng), như Bà Dàng, Dàng Lồi, Dàng Phi, Chúa Dàng… Danh xưng này còn thấy ở các dân tộc thiểu số Tây Nguyên: Yang, mà sau này người Việt quen gọi là Dàng hay Giàng. Đã một thời, người ta nghĩ rằng tên gọi Yang, Dàng hay Giàng là gốc từ của các dân tộc Tây Nguyên, nhưng thực ra không phải như vậy. Tên Yang chỉ thần linh, bắt nguồn từ tiếng Phạn, người Chăm đã tiếp nhận cùng với hệ thống tôn giáo và văn hóa Ấn Độ và từ đó truyền đến hầu hết các tộc người Tây Nguyên. Sau này, khi người Việt từ phía Bắc di cư vào cũng đã tiếp nhận tên gọi này và Việt hóa từ Yang thành Dàng hay Giàng.

Một dạng phái sinh của Thiên Y A Na – Chúa Ngọc khá tiêu biểu ở vùng Duy Xuyên, Quảng Nam là Bà Bô Bô hay Bà Thu Bồn.

Nơi thờ phụng Bà suốt dọc lưu vực sông Thu Bồn, từ trên nguồn xuôi về biển, do vậy vào ngày kỵ giỗ Bà ngày 12 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, không chỉ người Kinh đến cầu cúng mà còn có người Ca Tu, Tà Ôi từ thượng nguồn xuống, người Chăm từ Ninh Thuận ra.
Lăng Bà Thu Bồn hay Bà Bô Bô ở Duy Xuyên được xây dựng trên nền di tích của người Chăm xưa ở phía Bắc làng Thu Bồn, mặt lăng quay về hướng Đông, cạnh đó còn di tích tấm bia Chăm. Tên gọi Bà Bô Bô cũng gợi cho chúng ta nhớ đến tên của Pô Inư Nưgar. Rất có thể người Kinh đã Việt hóa tên gọi vị thần Chăm Pô Inư Nưgar thành vị thần Việt – Bà Bô Bô. Hiện tại, nơi lăng Bà, trước bàn thờ, có ngôi mộ mới xây bằng xi măng hình quan tài. Tuy nhiên, theo thông tin của nhà nghiên cứu trẻ Văn Món (người Chăm), thì dưới ngôi mộ hình quan tài có một phiến đá hình mu rùa, giống như dạng linga nguyên thủy. Điều đặc biệt hơn là, đến ngày kỵ giỗ Bà, người dân Thu Bồn phải cúng trâu thui nguyên con, một phong tục lạ lẫm với người Kinh nhưng lại quá quen thuộc với người Chăm.

Nguyễn Xuân Hương đã sưu tầm được ba truyền thuyết khác nhau về gốc tích của Bà Thu Bồn – Bô Bô:

Bà Thu Bồn vốn là một nữ tướng của Chiêm Thành. Trong một trận đánh nhau với tướng của vua Lê Thánh Tông, Bà bị thua trận, chạy về phía Mỹ Sơn. Khi đi ngang qua làng Thu Bồn, mái tóc của Bà bị vướng vào cành cây, khiến Bà ngã voi, nên bị quân lính nhà Lê giết chết. Bà hiển linh, được dân lập lăng thờ. Hận vì mái tóc dài nên bị chết trận, sau này, ai có lọn tóc dài đi qua lăng đều bị Bà hành cho ốm đau, phải cắt tóc dâng Bà thì Bà mới cho khỏi bệnh, vì vậy trong lăng Bà người ta thấy treo la liệt các lọn tóc của những người mạo phạm. Dân làng Thu Bồn vẫn có tục cấm phụ nữ tóc dài đi ngang hay vào lăng lễ Bà.

Hiện tượng cúng lọn tóc trong các miếu thờ Thiên Y A Na khá phổ biến ở miền Trung, chỉ có ở đây người ta mới gắn với truyền thuyết Bà ngã voi chết trận, còn ở một số nơi mà chúng tôi đến khảo sát, khi hỏi về sự hiện diện lọn tóc trên ban thờ thì các cụ đều lắc đầu không biết, khi lớn lên đã thấy vật thờ này mà không rõ nguyên cớ vì sao.

Lại có truyền thuyết cho rằng Bà Thu Bồn là nữ tướng của nhà Lê đánh nhau với Chiêm Thành, bị truy đuổi gấp, do tóc dài nên ngã ngựa, bị địch giết chết. Dân làng cảm phục Bà, lập lăng thờ cúng, kèm theo vật thờ là lọn tóc dài phụ nữ. Có lẽ vì quan niệm Bà vốn là vị nữ tướng Nhà Lê, nên trên bài vị của Bà có ghi “Tiền cổ Lê Triều Bô Bô phù hóa tôn thần”.

Một truyền thuyết khác về Bà Thu Bồn mà không hề liên quan tới chiến trận. Tương truyền Bà là con gái của một phú ông giàu có trong vùng. Khi mới sinh, Bà đã tỏ rõ là cô gái xinh đẹp, có hàm răng trắng đều, đặc biệt là mái tóc dài ngang lưng. Khi lên 5 tuổi, Bà đã biết chữa bệnh cho mọi người bằng thảo mộc hái trong vườn nhà mình. Bà chữa bằng cách uống thuốc lá, kiêng ăn thịt, cá, mà mọi người đều khỏi bệnh. Bà không lấy chồng, chỉ ở vậy chữa bệnh cứu giúp mọi người, được dân làng tôn vinh là “cứu nhân độ thế”. Một ngày nọ, đúng vào 12 tháng 2, Bà ngồi kiết già, đúng giờ ngọ, hóa vào cõi bồng lai. Dân làng mai táng Bà trong quan tài, đến đêm thấy hương thơm ngào ngạt, mở nắp quan tài thì thấy phủ lên thi hài Bà toàn là hoa sứ trắng. Dân làng chôn cất bà và lập lăng thờ.

Trong tâm thức dân gian, Bà Thu Bồn vốn là một ác thần, Bà hay phá phách làng xóm, làm cháy các ghe thuyền, nhưng sau khi được phong thần và người dân thờ phụng thì Bà trở thành vị phúc thần, chuyên phù hộ độ trì cho người dân. Hiện tượng chuyển hóa từ ác thần thành phúc thần thường gắn với các nữ thần và có thể quan sát thấy ở nhiều nơi ở nước ta, mà hiện tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Bắc Bộ là một điển hình. Một vấn đề đặt ra là, tại sao hiện tượng này thường ít thấy ở nam thần mà phần nhiều ở nữ thần. Phải chăng trong quan niệm nguyên nữ tính gắn với chất “tự nhiên”, thể hiện tính hai mặt của thế giới tự nhiên theo kiểu “lợi đấy và cũng hại đấy”, nhưng khi đã được “thuần hóa” thì khía cạnh “phúc” lại nổi trội so với “họa”? Điều đó chẳng phải đã được J. Dournes đề cập một cách xa xôi trong tác phẩm nổi tiếng “Rừng, đàn bà và điên loạn”?

Tất cả những điều trình bày trên mách bảo chúng ta rằng Bà Bô Bô – Thu Bồn có nguồn gốc Chăm, một sản phẩm của tiếp biến văn hóa Việt – Chăm đã diễn ra gần một nghìn năm nay.

Thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na ở Trung và Nam Trung Bộ nước ta là hiện tượng tín ngưỡng khá thống nhất và tiêu biểu, tuy nhiên nó hoàn toàn không đồng nhất mà cực kỳ đa dạng, đa dạng về tên gọi, hình thức thờ phụng và nghi lễ, đa dạng về môi trường xã hội mà ở đó các hình thức tín ngưỡng này nảy sinh và tồn tại.

Dinh Thiên Y A Na, Miếu Bà Thúy Long (tên chữ là Thủy Linh tụ), Dinh Bà Lao… Dinh thờ Thiên Y A Na Diễm Ngọc ở vị trí mỏn đá nhô ra cửa biển rất đẹp, bên phải là miếu Thúy Long – Hà Bá, còn bên trái là Dinh Bà Lao. Trên đường vào, người ta dựng tượng Phật Bà Quan Âm màu trắng, giống nhiều nơi khác ở miền Nam cũng như gần đây ở miền Bắc.

Trong dinh thờ Thiên Y A Na, điều đáng lưu ý nhất là cốt tượng Bà bằng đá, nhưng phía ngoài đã tô màu khuôn mặt và trang y. Tượng đá cao chừng 0,8m, ở tư thế ngồi trên ngai, khuôn mặt Bà hiền từ, trang nghiêm, rất biểu cảm và gây ấn tượng. Bà mặc nhung y màu sậm đỏ, đội mũ vàng có nhiều hoa văn bọt biển, một tay cầm tràng hạt, còn tay kia để xuôi trên gối. Hai bên Bà là cốt tượng nam thần, khuôn mặt trẻ, bầu bĩnh, mặc áo thụng xanh, mà theo quan niệm dân gian ở đây là hai cậu con trai Thiên Y A Na. Ông Lê An, bậc trưởng lão ở đây, cho biết tượng Bà từ đâu đó trôi dạt về, ngư dân vớt được và lập miếu thờ cách đây vài trăm năm.

Ở đây, một lần nữa chúng ta bắt gặp lại một mô típ “trôi dạt” vốn rất phổ biến trong các truyền thuyết, huyền thoại liên quan tới các vị thần linh, mà sự tích Man Nương ở phía Bắc và sự tích Thiên Y A Na ở miền Nam là điển hình. Ngoài ra, mô típ này còn gặp ở sự tích Tống Hậu, Thiên Hậu, Tứ Vị Thánh Nương… Ở ven vùng duyên hải nước ta. Trong Lăng Cá Ông ở Vạn Thạch Bi có thờ khúc gỗ cây, gọi là Ông Gốc, trôi dạt vào bờ, sau đó hiển linh nhập đồng, tự xưng là Ông Gốc, dân làng đưa vào lăng thờ, cầu mong Ông Gốc phù trợ khi ra khơi.

Ngoài huyện đảo Lý Sơn, cách Sa Huỳnh không xa, có dinh thờ Thiên Y A Na, tọa lạc trên địa phận thôn Tây, xã Lý Hải. Trong khu vực này, người ta còn thấy các di tích của người Chăm cổ, như giếng nước hình vuông, miếu con bò thần hay còn gọi là miếu Lồi (người Đà Nẵng gọi là Giàng Lồi). Điều đó chứng tỏ di tích thờ Thiên Y A Na vốn là di tích thờ nữ thần Pô Inư Nưgar. Ngoài ra, trên đảo Lý Sơn còn có khoảng 10 di tích khác thờ cúng Thiên Y A Na.
Tại dinh thờ Bà có bức tượng quý tạc bằng gỗ mít, tương truyền Bà báo mộng để người dân đảo vào tận đất liền tìm gỗ, thuê thợ ở Hội An ra tạc ròng rã một năm mới xong. Tượng Bà cao chừng 0,60m, dáng ngồi, khuôn mặt thâm trầm, uy nghi, phúc hậu. Tượng khoác xiêm y màu trắng, đầu đội khăn xanh. Hai pho tượng hai bên cũng là tượng hai Thái tử, tạc bằng gỗ mít, mặc y phục màu rực rỡ, đội khăn điều, tượng tạc ở tư thế ngồi hầu. Trước tượng Bà và hai Thái tử có ba linh vị, chạm trổ tinh vi, sơn son thếp vàng, trên linh vị khắc chữ: “Sắc Hoàng Huệ Phổ Tế Linh Ứng Mặc Tướng Trung Uy Dực Bảo Thiên Y A Na Diễm Ngọc Phi Thượng Đẳng Thần.” Hai linh vị nhỏ có chữ: “Tả Linh Hồn Châu Thái Tử Thần Tướng” và “Hữu Linh Hồn Bảo Thái Tử Thần Tướng.”
Nghi lễ và lễ hội tại các lăng miếu thờ Thiên Y A Na thường vào dịp đầu năm, tập trung vào tháng 2 âm lịch, gần với “tháng ba giỗ Mẹ” ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Nơi có cốt tượng thì có lễ mộc dục, thay xiêm y, rước, tế, có trò đua thuyền cầu ngư, cầu an đầu năm…

Nếu việc thờ phụng Thiên Y A Na ở ven biển, đảo gắn với ngư dân đánh bắt cá trên biển, thì cũng có nơi thờ phụng Bà lại gắn với nghề nông ở vùng sông nước, thậm chí cả cư dân vùng bán sơn địa làm nghề rừng, buôn bán. Đó là trường hợp miếu Trường Bà ở xã Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi.
Miếu (chùa) Trường Bà tọa lạc trên mảnh đất khá bằng phẳng của vùng đất bán sơn địa Trà Bồng, một bên xuôi thoải về dải đồng bằng ven biển, còn phía tây cách đó không xa là dãy núi Trường Sơn, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Co. Tương truyền, Bà giáng trần ở đây để cứu giúp thiên hạ, tuy nhiên, trong một lần mưa lụt lớn, cốt tượng Bà trôi về Thạch An, sau dân làng phải kêu cầu nhiều lần, tu sửa lại chùa, mở cửa nước Chùa thì Bà mới thuận cho rước tượng về thờ. Cũng có người kể rằng, nguyên xưa ngôi chùa này do người Hoa dựng cách đây đã 300 năm, nay người Hoa đã đi nơi khác sinh sống, nhưng người Hoa ở Hội An vẫn còn giữ mối liên hệ với ngôi chùa này, qua việc cúng tiến đại tự, các đồ lễ và năm nào có mở hội lớn thì vẫn thấy một số người Hoa trở về đây tham dự.

Trong miếu (chùa) có cốt tượng Thánh Mẫu mà người thủ từ nói tên Thánh Mẫu là Thiên Y A Na. Tuy nhiên, trên bức đại tự do một người Hoa vốn xưa ở đây, nay lấy vợ ở Hội An, cung tiến thì đại tự lại đề Thiên Hậu Thánh Mẫu. Nếu căn cứ vào dáng điệu của cốt tượng thì giống tượng Thiên Y A Na hơn là Thiên Hậu. Theo thông tin của TS Nguyễn Đăng Vũ, nhà nghiên cứu địa phương, thì trong văn tế đọc trong ngày lễ, vị nữ thần đầu tiên được đọc là Thiên Y A Na, sau đó là Đại Càn Quốc Gia Nam Hải (Cá Ông), Bùi Tá Hán… không có tên Thiên Hậu. Do vậy, tôi đồ rằng ở đây đã có sự giao thoa và chồng xếp văn hóa giữa Việt và Hoa qua hình tượng được thờ trong miếu vừa là Thiên Y A Na của người Việt, vừa là Thiên Hậu của người Hoa.
Điều đáng chú ý của ngôi miếu (chùa) này không chỉ là sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa, mà còn cả Kinh – Thượng. Phối thờ với Thánh Mẫu Nương Nương còn có thần Bạch Hổ và Thổ địa. Sự tích thần Bạch Hổ có nguồn gốc từ rừng núi, là thần được Thánh Mẫu phong tặng là Bạch Hổ chi thần, luôn túc trực bên Bà. Nay còn để lại lăng, bên cạnh là tượng Bạch Hổ. Có lẽ vì vậy, miếu Trường Bà (tức tên Giàng Bà chăng?) từ lâu đã trở thành ngôi miếu chung của cả người Kinh và người Co (Thượng).

Trước kia cũng như hiện nay, vào các dịp kỵ giỗ Thánh Mẫu Thiên Y A Na, ngoài người Kinh, Hoa thì còn có cả người Co từ các xã vùng núi phía tây về dự. Xưa kia, trước miếu Bà, ngày thường cũng như dịp lễ hội, bà con người Co mang trầu cau, mật ong, quả xuống đổi chác với người Kinh lấy gạo, cá chuồn từ vùng biển. Ngày hội, người Co đến lễ Bà, cầu mong bình an, tránh dịch bệnh, sau đó tham gia đánh cồng chiêng (nam), múa cà đáo (nữ).
Đặc biệt, trước ngày mở hội lễ Bà, người ta làm đàn cúng hướng về phía rừng núi phía tây thỉnh mời các sơn thần về dự lễ. Lễ vật dâng lên đàn cúng phải có bò để nguyên con. Trong tâm thức nhân dân ở đây, lễ hội Trường Bà như là biểu tượng của hòa hợp Kinh và Thượng, cầu mong sự thuận hòa và đoàn kết. Do vậy, trong các vị thần phối thờ trong miếu có Bùi Tá Hán, một nhân vật lịch sử, vốn là một viên quan nhà Nguyễn đã đề xuất và thực thi chính sách.

Kinh – Thượng hòa đồng khá thành công và còn được người dân nhiều nơi lập miếu thờ để ghi công.

Hiện nay, phát huy truyền thống xa xưa, nhân dân và chính quyền địa phương đã tôn tạo di tích miếu Trường Bà và biến ngày lễ hội ở đây thành lễ hội của đoàn kết Kinh – Thượng.

Như vậy, suốt dải miền Trung từ Huế ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam, trong cộng đồng người Kinh đã và đang tồn tại hình thức tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na với các sắc thái rất đa dạng. Ở Huế, do ảnh hưởng mạnh mẽ của thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ từ Bắc Bộ, nên tuy vẫn tôn xưng Thiên Y A Na là thần chủ, nhưng bản thân vị thần chủ này đã bị đồng hóa vào hệ thống Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của miền Bắc. Chỉ có điều hệ thống Tam phủ, Tứ phủ ở đây có vị thần chủ mới, còn chính Thánh Mẫu Liễu Hạnh tuy được phối thờ nhưng ở vị trí thứ yếu.

Vượt qua đèo Hải Vân về phía Nam, về cơ bản ta không còn thấy hệ thống Tam phủ, Tứ phủ nữa, mặc dù vẫn còn chút ảnh hưởng, như Lăng Bà ở thôn Nam Thọ hay ở đảo Lý Sơn. Hệ thống Tam phủ, Tứ phủ ở đây là của lớp cư dân đầu tiên vào chung sống với người Chăm gần một nghìn năm nay, chứ không phải là lớp Tam phủ, Tứ phủ của người Việt mới di cư vào từ các thập kỷ đầu thế kỷ XX, nhất là sau 1954, mà đây đó còn thấy ở các đô thị miền Trung, nhất là Đà Nẵng.

Ở đây, hiện diện chủ yếu là thờ phụng Thiên Y A Na với tư cách là thần, với nhiều danh thần và các nghi lễ khác nhau. Trong khá nhiều trường hợp, các lăng, miếu, điện thờ Thiên Y A Na ngày nay vốn xưa là di tích thờ cúng của người Chăm, mà đây đó còn thấy các dấu tích, như giếng Chăm, bia ký Chăm, tượng Chăm, các dạng thức linga khác nhau, từ thô sơ nguyên thủy đến phát triển.

Đặc trưng nổi bật nhất của hiện tượng thờ cúng Thiên Y A Na ở miền Trung là sự hỗn dung tín ngưỡng – văn hóa Chăm – Việt. Đây không phải là sự đan xen, hỗn dung giữa hai văn hóa khác lạ, mà đều có những tương đồng về tín ngưỡng thờ Mẫu, đó là Mẫu thần, mà đỉnh cao là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với thần chủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh của người Việt từ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào và Mẫu thần Pô Inư Nưgar của người Chăm từ Nam Trung Bộ ra. Tuy nhiên, xu hướng chính của quá trình hỗn dung, tiếp biến này vẫn là Việt hóa Mẫu thần Chăm thành Mẫu thần Việt.

Quá trình Việt hóa này bắt nguồn từ sự tương đồng văn hóa Việt – Chăm, mà đối với người Việt di cư đến vùng đất mới, việc thờ phụng này còn hàm nghĩa vừa nhớ ơn lại vừa có chút sợ hãi đối với vị thần của những người thổ trước, tức người Chăm.

Với ý nghĩa như vậy, có thể gọi Thiên Y A Na là Thánh Mẫu Việt – Chăm.