Tết Thanh Minh

Theo dân gian, Cao Cúc Khanh, nhà thơ đời Nam Tống Trung Quốc có một bài thơ về “Thanh Minh” viết rằng: “Trên núi Nam Bắc có rất nhiều nghĩa trang. Thanh Minh mọi người đến cúng, tảo mộ nườm nượp. Tro tiền giấy bay như bướm trắng, nước mắt, máu nhuộm thành con chim đỗ quyên…”.
Bài thơ vẽ lên một bức tranh sinh động về phong tục đương thời – tảo mộ tiết Thanh Minh.

Từ lâu, việc bàn dân thiên hạ đi tảo mộ vào dịp Tết Thanh Minh hàng năm đã là một phong tục đẹp, và sử sách từ thời cổ đều có ghi chép rõ ràng. Sách T lễ ký đã viết: “Bậc vương giả thì tế trời đất, các chư hầu thì tế sông núi, các đại phu thì tế vua, các bậc thứ dân thì tế Tổ tiên”.

Thời Xuân Thu, dân gian có tục “ngày lành tháng tốt, cúng tế ngoài đồng”. Từ thời Tần Hán (Trung Quốc), quy định cứ phải tế ở “mộ”, lễ nghi phức tạp, vừa mệt dân, vừa tốn kém tiền của. Đời Đường, vua Đường Minh Hoàng ban thánh chỉ: “Đem đồ ăn lạnh cúng trên mộ, kinh lễ không cần vãn, các thế hệ truyền cho nhau để thành tục lệ mãi mãi trường tồn.” Từ đó quy định vào thời gian Tết Hàn thực (3 – 3 âm lịch) nhà nhà đi tảo mộ. “Tảo mộ” bắt đầu gọi là “Mộ tế”, triều Hán khá lưu hành, gọi là “Thượng mộ”, “Thượng chủng”, “Bái mộ”. Trong “Tống sử” Đường cách truyện có câu: “Mời đến Tiền Đường tảo mộ.” Có thể thấy rằng “Tảo mộ” đến triều Tống mới thành tên gọi. Nhà Tống quy định tiết Thanh Minh “Thái học” phải được nghỉ ba ngày, lễ “Võ học” được nghỉ một ngày, để ai về nhà nấy tảo mộ. Thời Minh, theo ghi chép của “Nguyên kinh tiệc thời ký” thì Thanh Minh tảo mộ, trai gái áo xiêm lộng lẫy, dập dìu nhau đổ ra ngoại thành.

Người ta chọn tảo mộ vào tiết Thanh Minh, bởi vào dịp này khí hậu chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt tươi trùm kín lăng mộ, có thể làm cho mộ sụt lở, cần phải cắt cỏ và đắp thêm đất vào mộ. Trong “Thanh thông lễ” nói: “Tiết Hàn thực và tiết Sương giáng, bái tảo nghĩa địa, mặc áo trắng đến mộ, đặt rượu, bánh và đồ cắt cỏ”.

Hai việc cắt cỏ và đắp đất lên mộ gọi là “tảo mộ”. Hơn thế nữa, đây là lúc trời đẹp, nhân lúc đi làm việc tảo mộ, để nhớ Tổ tiên, có thể đi chơi ở ngoại thành ngắm cảnh, nên còn gọi là Đạp thanh. Trong “Đế kinh cảnh vật lược”, người đời Minh viết có nói: “Ngày Thanh Minh tháng 3, nam nữ tảo mộ, đem theo châm cài đầu, cành liễu, đi chơi cầu Cao Lương, gọi là Đạp thanh” nên tiết Thanh Minh còn được gọi là “tiết Đạp thanh”.

Theo ghi chép, thời Xuân Thu, Giới Tử Thôi nước Tấn bị đốt cháy trước tiết Thanh Minh một ngày (tiết Hàn thực ăn lạnh). Để tưởng nhớ vị hiền nhân này, dân gian đã quyết định cấm đốt lửa ba ngày, không hút thuốc, không ăn uống, đồng thời cúng tế, tảo mộ. Do tiết Hàn thực cận kề với Thanh Minh, hơn nữa Thanh Minh lại là tiết “dâng cơm”, cho nên tiết Hàn thực và Thanh Minh được gọi chung là “tiết Bái tảo”.

Còn ở Việt Nam, tiết Thanh Minh cũng được tổ chức vào tháng ba, đây cũng là một dịp lễ hội truyền thống của người Việt Nam.
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.”
(Nguyễn Du)

“Tảo mộ” hay “Thanh tảo”, đó là dịp nhân tiết trời tháng ba trong xanh, quang đãng, mát mẻ mọi người ra đồng, ra nghĩa trang thăm mộ phần của gia đình mình, lễ cáo Long Mạch, Thổ Thần và về cúng Gia Thần, Gia Tiên trong nhà.
Tục ấy từ xa xưa, đã đi vào trong áng văn học bất hủ – “Truyện Kiều” của thi hào dân tộc Nguyễn Du, ngày nay người Việt Nam vẫn giữ phong tục ấy. Đó cũng là một nét đẹp văn hóa và đạo lý truyền thống của Việt Nam.

Vào dịp tiết Thanh Minh, trước khi đi tảo mộ, người ta thường sắm một lễ mặn nhỏ gồm: hương, đèn (nến), trầu cau, tiền vàng, rượu, thịt (chân giò, gà luộc hoặc đơn giản thì một khoanh giò nạc) và hoa, quả.

Khi đến nghĩa trang hay khu vực có mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào am, miếu chung, nếu ở đó không có am, miếu chung thì mang theo một cái đôn (ghế) rồi đặt mâm lễ vật lên trên.
Gia chủ thắp đèn, hương, vái ba vái các vị Linh thần Thổ Địa rồi khấn.
Nếu văn khấn viết ra giấy thì đọc xong, hóa (đốt) ngay cùng tiền, vàng.
Trong khi đợi hết tuần hương dâng Thổ Địa thì mọi người trong gia đình đi viếng thăm các ngôi mộ của gia đình mình; thấy cỏ rậm, cây mọc che quá nhiều thì phát quang đi, đắp thêm mấy vầng đất tôn cao mộ phần, rồi thắp lên mộ mấy nén hương. Đứng trước ngôi mộ mà vái ba vái, rồi khấn.
Sau khi tảo mộ xong thì quay về làm lễ Gia Thần, Gia Tiên ở nhà.

Sắm lễ:
Lễ trong tiết Thanh Minh gồm có: hương, đèn, trầu cau, tiền vàng, rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc độ vài lạng), hoa quả.
Khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn, nhang, vái ba vái vị Linh thần Thổ Địa rồi khấn.

  • Lễ âm phần Long Mạch, Sơn thần, Thổ phủ.