Cách Thiết Lập Bàn Thờ Thờ Cúng

Thờ cúng là loại hình tín ngưỡng dân gian có sức sống lâu bền. Tín ngưỡng này không chỉ chứa đựng những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc mà còn thể hiện quan niệm của người Việt về thế giới và nhân sinh. Do vậy, nó có ảnh hưởng tích cực đến đời sống của mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội. Sự ảnh hưởng này được thể hiện qua hệ thống giá trị của tín ngưỡng thờ cúng, được chuyển tải vào việc giáo dục nhân cách con người Việt, cũng như trong việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mỗi cá nhân.

Tục thờ cúng của người Việt ra đời từ lâu trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết. Thờ cúng đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, đặc biệt ở các làng quê.

Từ xa xưa, trong mỗi gia đình người Việt đều có bàn thờ gia tiên. Ngoài bàn thờ gia tiên ở nhà chính, còn có nhiều bàn thờ khác như: bàn thờ Thổ Công (người miền Nam gọi là bàn thờ Thổ Địa), bàn thờ Thánh Sư, bàn thờ Bà Cô Ông Mãnh, bàn thờ Thần Tài, bàn thờ Tiền Chủ, bàn thờ Thiên… Gia đình theo đạo Phật còn có bàn thờ Phật.

Những người có căn đồng có bàn thờ Chư vị, hoặc lập hẳn một ngôi điện tại một gian nhà riêng để thờ. Nhiều gia đình còn lập bàn thờ Quan Trần Triều (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) để ma quỷ sợ uy thần không dám lai vãng phá quấy. Mỗi bàn thờ có cách bài trí khác nhau, nhưng đều có bình hương, bài vị và ống hương, đèn nến. Sau đây là một vài tín ngưỡng thờ cúng và phương pháp đặt bàn thờ thờ cúng: