Kinh nghiệm xây dựng và bảo trì nhà thờ họ cùng phần mộ tổ tiên

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, SỬA SANG NHÀ THỜ HỌ VÀ PHẦN MỘ TỔ TIÊN

1. TỪ ĐƯỜNG (NHÀ THỜ)

Từ đường và phần mộ là nơi quy tụ linh khí quan trọng nhất của từng dòng họ. Từ đường còn là nơi tụ hội con cháu trong các ngày giỗ, Tết, v.v…

Khác với đền chùa, miếu điện thường được xây dựng ở những nơi thâm nghiêm, u tịch để tăng thêm vẻ uy linh, huyền ảo; nhà thờ họ thường được xây trong thôn xóm để con cháu qua lại thuận tiện, quanh năm hương khói.

2. BA LOẠI TỪ ĐƯỜNG

Xét về phạm vi tế tự rộng hẹp, từ đường đại thể chia làm ba loại:

  • Đại tôn từ đường: Là nhà thờ đại tôn thờ Thủy tổ và các vị tiên tổ đời cao, khi chưa chia thành các phân chi. Trong các tiểu chi, nếu có những vị thần tổ linh hiển hoặc đậu đạt cao, chức tước lớn — dù về thế thứ đứng hàng thấp — cũng được rước vào nhà thờ đại tôn để phối tế cùng Thủy tổ, vì các vị đó đã làm rạng danh dòng họ.
  • Bản chi từ đường: Khi họ lớn trải qua nhiều đời và chia thành các tiểu chi, mỗi chi sẽ có một nhà thờ riêng, thờ từ vị tiên tổ đứng đầu chi trở xuống. Trong nhà thờ tiểu chi, trên hết là thần chủ vị đứng đầu chi; tiếp đến là các đời sau, chỉ có dòng trưởng mới được thờ chính giữa, còn các tiên tổ dòng thứ — dẫu đời cao hơn (thuộc bậc chú, ông chú, cụ chú…) — cũng chỉ được liệt thờ hai bên, phối tế, gọi chung là “tả chiêu hữu mục”.

Trong các tiểu chi, nếu có những vị thần tổ hiển linh sau khi mất hoặc đậu đại khoa, chức tước lớn nhưng không còn hậu duệ (không còn con cháu trực hệ), có thể được lập miếu thờ riêng. Dù các vị đó đã được rước vào phối tế ở nhà thờ đại tôn hoặc có miếu thờ riêng, thì hằng năm xuân tế, thu tế vẫn phải thỉnh các vị đó về phối hưởng tại bản chi từ đường.

  • Nhà thờ (hoặc bàn thờ) gia tiên của các đại gia đình: Thờ các vị từ Cao tổ trở xuống Hiển khảo trở lên, gồm: Hiển Cao tổ (Cụ kỵ), Hiển Tằng tổ (Cố), Hiển Tổ khảo – Tổ tỷ (ông bà), Hiển Khảo – Hiển Tỷ (cha mẹ), kèm theo các phụ vị thương vong các đời (những người chết yểu chưa có con như tổ bá, tổ thúc, tổ cô…). Tóm lại, những vị được thờ trong nhà thờ này là những người còn được cúng giỗ.

Những vị từ Cao cao tổ trở lên (theo cách xưng hô của trưởng tiểu chi) sẽ bắt đầu được tống giỗ, gọi là “Ngũ đại mai thần chủ” — tức là chôn thần chủ đi và rước vào nhà thờ chung của họ tiểu chi để liệt thờ, phối tế cùng tiên tổ (kể cả phụ vị thương vong quá 5 đời).

Nhà thờ họ lớn hay bé, rộng hay hẹp, nguy nga tráng lệ hay đơn sơ, là tùy theo con cháu đông đúc hay không, chi phái nhiều hay ít, họ hiển đạt hay bình thường.

Hiển đạt ở đây được hiểu theo hai nghĩa:

  • Thời xưa: Có nhiều vị đậu đạt cao, chức tước lớn — gọi là “thế gia vọng tộc”.
  • Thời nay: Con cháu làm ăn khấm khá, đóng góp được nhiều tiền của để xây dựng nhà thờ khang trang, mua sắm đầy đủ tế khí.

Lưu ý: Dưới thời phong kiến, triều đình chỉ cho phép những thế gia vọng tộc, những nhà thờ có thờ các vị đậu đại khoa hoặc có tước công, tước hầu mới được chạm trổ rồng chầu, hổ phục; được mua sắm tàn tán, kiệu quạt, cờ biển, v.v…

Có người hỏi: “Triều đình thời xưa có điều lệ quy định nghiêm ngặt như vậy, nhưng thời nay thì sao?”

Ngày xưa, học vị Tiến sĩ trở lên thuộc hàng đại khoa, có cả biển vua ban. Ngày nay, họ nào cũng có Tiến sĩ, tuy không có tước vị công hầu khanh tướng, nhưng có nhiều loại huân chương. Vậy phải chăng họ nào cũng là “thế gia vọng tộc”?

Hơn nữa, nếu con cháu trong họ giàu có, liệu có thể chạm trổ rồng chầu, hổ phục, mua sắm cờ biển, tàn tán?

Giải pháp: Tùy từng họ, nên xin ý kiến tập thể các bậc thúc phụ (xem thêm ở mục “Phần mộ”).

3. VẤN ĐỀ TRÙNG TU, PHỤC CHẾ, TÁI THIẾT HAY TÔN TẠO TỪ ĐƯỜNG

  • Trùng tu: Sửa chữa lại trên nền cũ do cha ông kiến tạo, nhưng bị hư hỏng theo thời gian. Việc trùng tu là tu bổ lại những phần bị xuống cấp.
  • Phục chế: Là sửa chữa nhưng yêu cầu phải giữ nguyên dáng vẻ ban đầu, từ đường nét chạm trổ, khắc vẽ đến tế khí, hoành phi, câu đối… Việc phục chế thường cầu kỳ hơn so với trùng tu.
  • Tái thiết: Nhà thờ cũ bị phá hủy hoàn toàn (do lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh…), con cháu xây dựng lại trên nền đất cũ hoặc chuyển sang địa điểm khác với quy mô và hướng khác trước.
  • Tôn tạo: Kết hợp sửa chữa và nâng cấp nhà thờ đã có sẵn để trở nên khang trang hơn, có thể mở rộng hoặc thu hẹp nhưng chỉnh chu hơn về kiến trúc.

Hiện nay, hầu hết các dòng họ đều đã có nhà thờ tổ hoặc đền tế tổ (thiên tế). Nhà thờ thời trước thường làm bằng gỗ, lợp ngói hoặc tranh. Trải qua thời gian, bị hư hỏng, dột nát nên cần trùng tu, tái thiết. Rất ít trường hợp xây mới nhà thờ.

Riêng bàn thờ gia tiên trong các đại gia đình thì ngày càng phát triển. Việc trùng tu, phục chế, tôn tạo thường đơn giản hơn vì xây dựng trên nền đất cũ, theo hướng cũ nên không thay đổi nhiều về quy mô. Tuy nhiên, việc tái thiết trên đất mới hoặc xây nhà thờ mới đòi hỏi xem xét kỹ lưỡng:

  • Nhà thờ tọa lạc trên đất nào?
  • Hướng có hợp không?
  • Trước sau có bị vật gì án ngữ không?
  • Cảnh trí xung quanh có phong quang, uy nghi, đẹp đẽ không?

Lưu ý: Thời nay, thuật phong thủy đã phần nào thất truyền. Vậy người chủ sự nên giải quyết ra sao cho hợp lý?

Giải pháp hiệu quả nhất: Xin ý kiến tập thể các bậc thúc phụ trong họ. Hễ bề trên nhất trí, tán đồng thì con cháu sẽ tuân theo. Trong việc họ, Ban điều hành nên lưu ý nguyên tắc: Trên thuận thì dưới hòa, thuận dương thì thỏa âm.

PHẦN MỘ
1. Thổ táng là táng thức cổ truyền phổ biến nhất ở nước ta
Các dân tộc trên thế giới qua nhiều thời đại có nhiều táng thức khác nhau: hỏa táng, thủy táng, thổ táng, không táng, điểu táng, v.v…

Hỏa táng là một táng thức tiến bộ trong thế giới hiện đại. Ngày xưa, ở nước ta, chỉ có các nhà sư được hỏa táng theo đạo Phật từ Ấn Độ truyền sang. Thời nay, ở thủ đô và các thành phố lớn đã có đài “Hóa thân hoàn vũ”. Táng thức này đang được khuyến khích cổ vũ, nhưng chưa được phổ biến rộng trong dân chúng, bởi lẽ ở nước ta, miền xuôi cũng như miền ngược, phong tục cổ truyền là thổ táng. Theo phong tục dân ta: “Chết thì chôn”, “Tử đắc táng vi vinh” (chết được chôn là quý rồi). Mai táng tức là thổ táng, vừa bảo vệ được môi trường sống, vừa bảo vệ được hài cốt. Tất nhiên, “Vạn vật hữu hình tất hữu hoại” – theo triết lý thời xưa – không có gì là vĩnh cửu: hài cốt rồi cũng hoại thành đất đen, nhưng càng giữ được lâu dài càng biểu hiện được lòng tôn kính, lưu luyến của người đang sống đối với người đã khuất.

2. Bảo vệ môi trường sống:
Muốn bảo vệ môi trường sống, tránh ô nhiễm thì thi thể phải đào sâu chôn chặt, áo quan phải bền, phải kín, nghĩa trang phải ở cách xa khu dân cư, nhất là các ngôi mộ hung táng (ma mới), tốt nhất phải tránh được luồng gió độc thổi tạt từ nghĩa trang vào thôn xóm, tránh được nguồn nước ngầm chảy qua đất nghĩa trang vào khu dân cư. Mồ mả không được chôn ven sông, ven đường cái, hẻm núi, đất trũng, đất bãi bồi dễ bị sụt lở. Không trồng cây to gần mộ để phòng trường hợp rễ cây ăn lấn vào mộ, tạo khe hở cho kiến, mối, chuột, rắn, lươn, chạch… chui vào mộ. Trên đây cũng là những kiến thức sơ đẳng hợp khoa học của thuật phong thủy cổ đại.

3. Thỏa mãn thế giới tâm linh:
Con người đang sống, đang hoạt động tự nhiên chết đi, thân nhân vô cùng thương tiếc, cảm thấy hụt hẫng, trống trải. Họ không thể tin rằng chết là hết – hết tất cả, hết mãi mãi. Tâm lý chung của con người vẫn lưu luyến, vẫn mong muốn có cái gì còn lại, không thể mất hết được. Vì vậy, hài cốt tiền nhân trở thành vật linh thiêng quý trọng. Muốn bảo vệ được hài cốt lâu dài, người xưa theo thuật phong thủy (hay gọi là địa lý), tức là tìm đất có hướng gió (phong) và mạch nước (thủy) hài hòa, thích hợp, cốt ngưng tụ được phần sinh khí còn lại mà khi sống đã kết tinh được ở trong xương.

Giữa hài cốt của người đã khuất và cơ thể, tâm hồn người đang sống – vốn xưa cùng xuất phát, nảy sinh từ một tế bào – nên có mối huyết mạch tương quan. Đôi câu đối đề ở nghĩa trang:

“Thế phách tồn thiên địa,
Tinh thần tại tử tôn”
(có nghĩa là: Sau khi chết, phần xác (thể), phần hồn (phách) tồn tại mãi với đất trời; tinh thần sống mãi trong con cháu).
Sự tử như sự sinh (thờ sau khi chết cũng như thờ khi đang sống). “Tế thần như thần tại” (Tế thần tức là tưởng như thần đang tồn tại trước mắt mình). Những ý niệm đó xuất phát từ tâm linh sâu kín, chưa hẳn là mê tín dị đoan.

4. Thuật phong thủy với vấn đề mồ mả tiền nhân
Tưởng Bình Giai – nhà phong thủy trứ danh đời Minh (Trung Quốc) – nói về sinh khí:

“Sinh khí không chỉ tạo nên diện mạo núi sông, cảnh quan môi trường sống chung quanh con người, mà còn tạo nên chính bản thân con người, thậm chí nó còn được bảo lưu cả sau khi con người đã chết.
Sinh khí kết tinh trong cơ thể của cha mẹ dưới dạng nước, khiến nó được di truyền cho con cháu, do vậy mà con cháu thụ hưởng được. Khi con người chết đi, chỉ có khí được giữ lại cùng với xương. Việc mai táng là để cho sinh khí tiếp tục lưu lại với hài cốt…
Nhưng mai táng như thế nào để có thể tích tụ được sinh khí, đưa sinh khí trở về với hài cốt – đây là bí quyết của các nhà phong thủy…” (1)

  1. Mộ Tổ các họ đại tôn và tiểu chi
    Vì chủ đề cuốn sách bàn về “việc họ” nên mộ các tư gia, mộ liệt sĩ không thuộc nội dung bàn ở đây.
  2. Mộ Thủy tổ:
    Mộ Thủy tổ các họ, nói chung đều được xây dựng nghiêm trang, uy nghi, bề thế, thường đặt ở chỗ cao ráo, hình thể tốt đẹp (tốt đẹp về phương hướng phong thủy). Nếu có nghĩa trang riêng của dòng họ thì mộ Thủy tổ ông, Thủy tổ bà song táng ở vị trí cao nhất.
  3. Mộ Tiên tổ các đời:
    An táng tại nghĩa trang chung của xã, nghĩa trang riêng của dòng họ tiểu chi, nghĩa trang của họ đại tôn, hoặc phân tán tại một khoảng đồi, một vườn đất tư nhân.

Trường hợp an táng tại nghĩa trang của họ đã có từ xưa thì để nguyên vị trí; nghĩa trang mới xây, mà mộ mới dời từ chỗ khác đến thì phải đặt theo thứ bậc trên dưới tùy theo số đời, và hàng ngang theo thứ tự chi 1 – 2…

Trường hợp mộ phân tán, tức là chôn cất trong vườn đất của gia đình mình, chi họ mình. Thời trước theo chế độ tư hữu ruộng đất, hiếm có trường hợp chôn cất trong vườn đất người khác, chẳng qua vì ruộng đất mua đi bán lại sang tay nhiều chủ nên mới có tình trạng mộ tổ chi họ này chôn trong vườn đất người họ khác (người ta chỉ bán đất chứ không bán diện tích đã có mộ đặt sẵn).

*(1) Trích bài “Thuyết phong thủy ở Trung Quốc cổ đại” đăng trong Almanach – Những nền văn minh thế giới, trang 531 do Bùi Quý Lộ biên dịch.

  1. Việc tôn tạo mộ Tổ và dời mộ Tổ

Việc tôn tạo mộ Tổ thuộc tâm linh chung của con cháu đối với tổ tiên, dễ được đông đảo bà con trong họ tán đồng. Nhưng tôn tạo đến mức độ nào? Quy mô lớn bé ra sao? Có nên dời mộ hay không? Nếu dời thì đất đai, phương hướng, thời gian ra sao? Đó là những vấn đề đang gây sự tranh luận xôn xao trong các dòng họ.

  1. Tôn tạo đến mức nào?
    Nếu như có một số gia đình nào đó trong họ làm ăn nên nổi, thịnh đạt, họ nghĩ rằng sở dĩ ăn nên làm ra, mở mày mở mặt với thiên hạ là nhờ có ngôi mộ ông tổ đời 4, đời 5, đời 6… phát phúc. Được tổ tiên phù trì phù hộ nên con cháu phải đền ơn trả nghĩa, xây ngôi mộ vị đó thật to, to hơn cả mộ Thủy tổ, hoặc các tiên tổ đời cao, hoặc các vị có học vị, chức tước cao trong họ. Xây xong, thỏa tâm linh, con cháu vui vẻ, phấn khởi. Nhưng người các chi khác, hoặc các họ khác trong vùng lại khích bác cho rằng: “Chúng cậy thế có tiền, có đô la nước ngoài gửi về, xây nhà con lớn hơn nhà cha”. Từ đó bình phẩm đến tư cách, tác phong, đức hạnh, phẩm chất, cả những điều họa phúc, rủi may xảy đến đối với từng người (cho dù không xây cũng không làm sao tránh khỏi mọi điều bất trắc, nhưng xây sai quy cách thì đổ lỗi cho việc xây mộ, rồi quy kết theo định kiến “nhân nào quả ấy”).
  2. Tôn tạo với quy mô rộng hẹp thế nào?
    Thời xưa có những ngôi mộ chiếm diện tích rộng bằng cả khu vườn, chẳng ai có ý kiến gì, vì theo chế độ tư hữu ruộng đất. Ngày nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kể cả trên sườn đồi, bãi cỏ hoang cũng không ai được quyền chiếm dụng ruộng đất quá mức quy định của chính quyền địa phương. Trường hợp tiên tổ là danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa được Nhà nước công nhận, thì chính quyền địa phương có trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo di tích.

Dưới chính thể phong kiến nước ta thời Trần, Lê, Nguyễn, không phải họ nào có nhiều ruộng đất, của cải, tiền bạc cứ tha hồ vẽ rồng vẽ phượng, xây lăng mộ, đền miếu trái điển lệ của Triều đình được đâu! Nhà thờ và lăng mộ các vị thần tổ nào khi sống làm quan đến chức tước nào, hàng văn hay võ, đậu đạt ra sao, mới được Triều đình cho phép sắm kiệu, sắm tàn tán vàng, võng lọng xanh, xây cột nanh nghê chầu, tắc môn chạm rồng, chạm hổ… Ai cậy giàu có, cậy khéo tay xây vượt bậc điển lễ đã ban hành đều bị phạt nặng và triệt phá.

Ngày nay, chính thể ta không có lệ cấm đoán, nhưng dòng họ nào cũng còn có các cụ cao tuổi hiểu biết lễ nghi, phong tục. Các cụ khuyên răn con cháu tuân thủ đúng theo điển lễ xưa, nghĩ rằng: Tiên linh ta khi còn sống, ra đình họp làng xã rất khiêm tốn, bao giờ cũng ngồi đúng hàng chiếu quy định của mình, không bao giờ leo trèo, bắc bậc. Nay ta thành kính thờ cúng tổ tiên càng phải tôn trọng phong cách tốt đẹp của tổ tiên.

Việc dời mộ.

Dời mộ tổ tiên liên quan đến nhiều người, nhiều gia đình trong họ lớn họ bé, nên hết sức phức tạp. Có những gia đình đang làm ăn nên nổi, bỗng có sự rủi ro không giải thích nổi căn nguyên vì sao? Có những cụ già đã mãn chiều xế bóng, theo quy luật tự nhiên: sinh, lão, bệnh, tử là lẽ thường, nhưng tất cả đều đổ lỗi cho việc dời mộ tổ sai huyệt, sai hướng, sai ngày, v.v… Vì vậy chỉ trong trường hợp rất cần thiết mới nên dời. Thí dụ, mộ ở chỗ cũ bị sụt lở, bị đào bới, vướng vào công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, đê điều, hoặc nằm giữa cánh đồng thuộc quy hoạch cải tạo đồng ruộng của địa phương, hoặc vướng vào chỗ đất trũng, uế tạp v.v… hoặc con cháu đồng lòng, đồng tâm muốn dời vào nghĩa trang chung uy nghi hơn, khang trang hơn.

Khi toàn chi họ thống nhất chủ trương dời, mới bàn đến chọn đất, chọn hướng, chọn ngày. Chọn là để biểu hiện sự tôn kính, cẩn trọng, không tuỳ tiện, nhưng đừng quá câu nệ, mù quáng tin theo những lời xằng bậy, “lắm thầy rầy ma”, về đất đai, phương hướng: nếu đưa vào nghĩa trang chung thì miễn bàn cãi, phải tuân theo phương hướng chung, vị trí quy định theo ngôi thứ đã dành sẵn. Trường hợp chôn phân tán, tự chọn đất chọn hướng như thời xưa, thì nay ta không thể răm rắp tuân theo được. Vì thuật phong thủy đã bị thất truyền, mộ táng ở đâu thì phát? Ở đâu thì động? Đâu là nơi có long mạch, có rồng chầu hổ phục, phong tán, thủy tụ? Đâu là hướng Chu Tước, Huyền Vũ, Bạch Hổ, Thanh Long án ngự? Vậy nên, trong thời đại mới miễn sao trong họ hòa thuận, nhất là các cụ thúc phụ, huynh trưởng trong họ tán thành là được.

Cử nhân Phan Cự Lương (xã Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) có đôi câu đối đề sinh phần viết từ đầu thế kỷ XX đến nay vẫn hợp thời:

“Phúc hay hoạ cũng tự trời, xương kẻ thác sao cầu được phúc.
An hay nguy không tại đất, bụng người còn cứ vững là an.”

Còn việc chọn tháng chọn ngày: “khi tuổi vua, khi tuổi chúa”, tháng thì vướng mệnh ông A, tháng thì phạm tuổi bà B, muốn làm cũng chẳng có ngày nào hợp với cả họ, nếu có xem cũng chỉ nên xem hợp với người chủ sự mà thôi.

Theo tâm linh của dân ta thì mộ mả là vật thiêng liêng, tôn quý nhất. Thành ngữ Việt Nam có câu: “Giữ như giữ mả tổ” có nghĩa là trên đời này không có vật gì quý hóa hơn mả tổ, nên phải bảo vệ hết sức cẩn thận. Ngày xưa lợi dụng tín niệm này, bọn Việt gian bán nước làm chó săn cho địch có những tên có thủ đoạn hèn hạ, dẫn thực dân Pháp đi đào mộ các sĩ phu yêu nước như mộ thân sinh cụ Phan Đình Phùng, cụ Phan Trọng Mưu v.v… hòng lung lay chí khí bất khuất của các nhà cách mạng. Ngày xưa các nhà quyền quý trong thời gian cử tang làm nhà tạm cạnh mộ để giữ mộ. Có những ông hoàng, bà chúa, sau khi chết hoặc vì có nhiều đồ trang sức, quý giá chôn theo, hoặc sợ bùa yểm, sợ bị đào mộ, nên mộ phải chôn giấu, phải khoả bằng, chỉ thân nhân gần nhất mới được biết.

Không những mộ tổ mình được tôn trọng bảo vệ, mà cả mộ kẻ khác, không kể sang, hèn, giàu, nghèo, chết già hay chết trẻ, mới mất hay táng đã lâu đời, có thể đáy mộ chỉ còn nắm đất đen, có con cháu hàng năm tảo mộ hay vô thừa nhận, theo tâm linh của dân tộc, không ai dám xâm phạm. Ai cố ý xâm phạm là thất đức, sẽ gánh hoạ về sau cho con cháu. Vì theo câu tục ngữ: “Chết trước được mồ mả” nên có người chưa chết cũng phải xí phần bằng cách đắp mộ giả hoặc xây sinh phần (tức là xây mộ khi còn sống). Thí dụ ông mất trước, chôn xong ông, làm sẵn mộ giả bên cạnh để khi bà mất sẵn đất nằm sóng đôi cạnh mộ ông. Trong trường hợp không có nghĩa trang đành riêng cho từng họ, có khi còn phải đắp mộ giả đề phòng kẻ khác chết chôn án ngự trên đầu hay trước mặt cha mẹ mình.

Theo phong tục cổ truyền, khi sống đi làm quan, đi dạy học, hay đi làm ăn buôn bán đâu xa, khi chết cũng đưa về quê cha đất tổ, nếu quê xa không kịp đưa về thì ký táng nơi mất, đến khi cải táng (thay áo) cũng chuyển về mai táng tại quê nhà. Người đàn bà lấy chồng theo chồng sinh cơ lập nghiệp ở chỗ khác, dẫu khi còn sống chưa về quê chồng lần nào, sau khi chết vẫn đem về an táng tại quê chồng. Vì thế tục ngữ có câu: “Sống ở quê cha, chết làm ma quê chồng.”

Gia phả họ nào cũng rất chú trọng đến mục ngày giỗ và mộ mả các tiên linh. Phần mộ và gia phả có liên quan chặt chẽ với nhau, vì ngày trước các họ kiêng không ghi tên huý của tiền nhân vào mộ chí mà chỉ ghi vị hiệu, có trường hợp không đặt mộ chí, hoặc mộ chí chôn ngầm trước mộ dưới mặt đất. Vì thế muốn biết mộ ai phải xem gia phả. Do đó có tình trạng một số họ mất gia phả mất luôn cả mộ tổ, chỉ còn một số lưu truyền lại được nhờ trí nhớ của các vị thúc phụ hàng năm đi tảo mộ, nhưng cũng có trường hợp lẫn lộn, nên mới có tình trạng “mộ cha không khóc, khóc tổ mới.”

HÀI CỐT TỔ TIÊN VỚI TÂM LINH CON CHÁU

Những năm gần đây, việc xây mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ, lập nghĩa trang các dòng họ đã trở thành phong trào hầu như rộng khắp, từ trong Nam, ngoài Bắc, miền ngược miền xuôi. Sau khi mất, không biết các cụ còn nằm dưới mộ hay không, nhưng với tâm linh huyết mạch tương quan, ta cố lưu lại phần linh khí tinh anh của cha ông ta, coi như bảo vật luôn luôn khơi dậy trong ta một ý niệm báo hiếu, đền ơn sinh thành. “Sự tử như sự sinh” (Thờ khi chết cũng như thờ khi sống), “Thể phách tổn thiên địa, tinh thần tại tử tôn” (thể phách còn mãi với đất trời, tinh thần sống luôn trong con cháu), những triết lý cổ sơ đó không phải là mê tín mà rất phù hợp với quan điểm duy vật biện chứng.

Theo tâm linh, con cháu nghĩ rằng ngày xưa nghèo khổ, con cháu ở nhà tranh vách đất, ông bà, cha mẹ đành phải nằm dưới mộ cỏ. Ngày nay, dưới chế độ xã hội mới, con cháu được ở nhà cao cửa rộng, thì cũng phải xây nhà cho ông bà, cha mẹ khang trang hơn, có thế mới thoả lòng. Tiền nhân mất đi, âm phần lạnh lẽo, nay quy tụ vào nghĩa trang chung tinh thần tụ hội, âu cũng là ấm cúng hơn.

Âm dương cùng một lẽ, con cháu nằm dưới chân ông bà, cha mẹ là phải đạo. Đất nước ta ngày càng công nghiệp hóa, con cháu ngày càng có nhiều người thoát ly đi làm ăn xa, mỗi lần về quê thời gian rất ngắn. Quy tụ mồ mả tổ tiên vào một chỗ vừa thoả phần âm, vừa thuận phần dương, con cháu đi về thăm viếng hương khói thuận tiện hơn. Nếu để tản mác nhiều nơi, lâu dài dễ quên mất mộ tổ. Hơn nữa, có sự đóng góp của số đông, thì kinh phí tôn tạo và cử người quản lý cũng thuận lợi hơn.

ÂM ĐỨC ĐI ĐÔI VỚI DƯƠNG ĐỨC

Bài tựa cuốn “Địa lý Lục pháp đại toàn” – Hứa Quà Am

Hiện tại, xem phong thủy quả là khó. Có người quá chú trọng về hình thể, có người quá chú trọng về lý khí, có người chỉ chú ý đến thiên tinh, có người còn lợi dụng một cách dung tục không hiểu gì về phong thủy, song sao chép trộm được một vài điều liền dở thủ đoạn lường gạt dối trá đối với người cả tin. Vừa trông thấy một dãy núi đẹp đã hoa mắt lên, chẳng quan sát kỹ xem long mạch của dãy núi ấy là âm hay dương, hình thế dàn trải là tán hay tụ. Ngẫu nhiên bốc được một quẻ chuẩn xác đã tự cho là mình nắm vững tuyệt kỹ không hề tiến thêm một bước, xem tỉnh thế là thiện mỹ hay tà ốt, huyệt pháp là tử diệt hay trùng sinh. Tức là họ chỉ chú trọng hình thế hoặc lý khí. Thấy long mạch bao hàm khí đẹp tưởng như đã vớ được vệt bảo, không chịu xét kỹ long mạch là khúc khuỷu hay thẳng thắn, sa pháp liên hoàn hay phản nghịch. Tóm lại, chỉ chú ý đến thiên tinh.

Những kẻ xem phong thủy như thế đều xuất phát từ lòng tham trần tục gây tổn hại cho thuật phong thủy chân chính. Nghe lỏm được vài lời phiến diện đã đi loan truyền khắp nơi, tự cho là kỳ. Thuộc được dăm câu khẩu quyết của bậc tiền bối đã lập môn hộ, tự cho là dị, rồi bèn viết sách lập thuyết, tận lực tuyên truyền những quan niệm tầm thường, dung tục, phá hoại phương pháp khoa học thực. Kiểu làm đó khiến cho thuật xem phong thủy bị hạn chế rất nhiều. Có kẻ đem việc xem Âm Dương Nhị Trạch làm mối nhử mà bất chấp cát hung, lợi hại, dùng ngôn từ tường thuật để đưa đẩy lợi dụng gia chủ. Nếu gia chủ am hiểu, y sẽ liệu giỏi tài thuyền. Nếu gia chủ không am hiểu, thì y sẽ thao thao bất tuyệt nói những chuyện kinh thiên động địa để hù dọa…

Nếu chẳng phải là bậc thức giả thông kim bác cổ thì không đủ tư cách thông hiểu. Người hành nghề phong thủy phải hội tụ tam hảo. Đó là nhãn hảo, tức mắt sáng và tàm hảo. Quan sát phong thủy phải có trực giác minh mẫn, tức là nhãn hảo (mắt tỉnh), do trời phú chẳng thể khiên cưỡng. Túc hảo (chấn dẻo) mỗi đủ sức kiện toàn. Tâm hảo (lòng tốt) sẽ không hại người đòi.

Thánh địa lý Tà Ao

Địa lý xưa nay ở nước Nam không ai giỏi bằng ông Tà Ao, thế mà chỉ làm phức tạp cho người. Đến mình thì không sao làm được, con cái vẫn nghèo khổ.

Sự tích Tà Ao như sau: Tà Ao người làng Tà Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tên là Nguyễn Đức Huyền (có bản nói là Hoàng Chỉ). Nhân tên làng cho nên tục gọi là Tà Ao. Lúc còn trẻ, nhà nghèo lắm, mẹ phải bệnh loà mắt, Tà Ao mới theo người khách buôn ở Phố Phù Thạch về Tàu để lấy thuốc chữa mắt cho mẹ. Thầy thuốc khen là người có hiếu mới dạy cho phép làm thuốc. Học thành nghề mới trở về. Xảy có một thầy địa lý chỉnh tông đau mắt, sai người mời thầy thuốc đến chữa. Thầy thuốc già yếu không đi được, mới sai Tà Ao đi chữa thay. Thầy địa lý khỏi đau mắt, thấy Tà Ao có ý tứ, không dễ dạy và cảm ơn cái ơn chữa khỏi cho mình, mới truyền cho Tà Ao phép làm địa lý. Tà Ao học hơn một năm đã giỏi. Thầy địa lý muốn thử xem sức học làm sao, đổ cát làm ra hình sông núi rồi yểm một trăm đồng tiền xuống dưới cát và cho Tà Ao một trăm cái kim sai tim huyệt mà cắm kim vào các đồng tiền.

Tà Ao ngắm xem các huyệt, cắm trứng 99 cái kim vào 99 lỗ đồng tiền, chỉ sót mất một cái cắm ra ngoài. (Trích Nam Hải Dị nhân của Phan Kế Bính.)

Thầy địa lý nói rằng: “Nghề ta sang phương Nam mất rồi.” Ông mới cho Tà Ao một cái tróc long và các câu thần chú hộ thân rồi cho về nước Nam. Tà Ao vâng lời trở về, về đến nhà thì mẹ vẫn còn mạnh, mới chữa thuốc cho mẹ khỏi loà.

Một khi đi qua núi Hồng Lĩnh, trông lên xem thấy có kiểu đất xứ Long tranh châu, mừng mà nói rằng: “Huyệt Đế vương ở đây rồi.” Lập tức nhổ ngôi mộ của cha cất vào huyệt ở trên núi. Không bao lâu sinh được một đứa con trai. Người Tàu xem thiên văn thấy các vì sao chầu cả về phương Nam, biết là người nước Nam được đất chỉnh phù Tàu truyền cho các nhà địa lý, ai để đất cho người An Nam hoặc dạy người An Nam, thì phải sang nước Nam dùng thuật mà pháp đới, nếu không thì tru di cả ba họ.

Thầy địa lý trước biết chắc là ông Tà Ao được phép, môi sai con sang tìm đến nhà Tà Ao mà lập mưu triệt diệt.

Tà Ao sinh được hai con trai, nhà thì nghèo mà tìm đất không lấy tiền của ai, cho nên con cái thường không đủ ăn. Khi đã già, tìm sẵn một ngôi đất sinh phần cho mình. Đến lúc phát bệnh, sai hai con khiêng mình ra đất toan tìm huyệt, rồi nằm xuống cho chôn; nhưng đến nửa đường thì đã gần chết, không kịp đến gần chỗ kim mới chỉ một cái gò bên cạnh đường, dặn con rằng: “Chỗ kia là ngôi huyệt thực (nghĩa là được hưởng người ta cúng tế), bất đắc dĩ táng ngay ở đây cũng xong.” Nói xong thì mất, bấy giờ mới hai mươi năm tuổi. Hai con đem táng vào gò ấy, quả nhiên về sau làm phúc thần một làng.

Bà Bùi Thị Trành, vợ kế ông Phan Đình Uẩn, tiên tổ đời 6 của họ Phan Đông Thái: Bà là một người vợ hiền, một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ hiền từ. Bà chẳng may bị bệnh mất khi con còn thơ ấu. Nhà nghèo, chẳng có điều kiện làm lễ an táng đàng hoàng. Nhân còn một thẻo đất công của họ, bà được một người bà con trong họ đem đến đỗ chôn cất, chẳng để ý gì đến phương hướng, may mắn lại là cát địa trời dành cho. Sau khi chôn, trải qua nhiều năm, vấn đề nguyên chẳng dời cất đi đâu cả. Sau này xem hướng mới hay là: “Toạ Dặu hưởng Mão, Hợi. Sau này con trưởng thành buôn bán làm ăn nên nổi, từ đó dần dần phồn vinh, nối đời hưng vượng, hình thành một chi lớn có nhiều nhà khoa bảng hiển đạt nhất trong đại tôn. (Đỉnh Nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng là hậu duệ của chi này).

Họ Phan Tùng Mai ở Tùng Ảnh Đức Thọ, nhiều đời khoa danh liên tiếp, chỉ riêng phái Sửu có trên hai chục hương cống (đời 15, 16, 17, 18, 19) nổi tiếng hai tiến sĩ: Phan Khiêm Thụ (đời 16), Phan Bá Đạt (đời 18). Trong chi phát đỉnh phát phúc, nhiều người thọ trên 80 tuổi, 90 tuổi. Theo gia phả họ thì nhờ vào ngôi mộ đời 13 phát. Sự tích như sau: Ông Phan Văn An đời 13. Tòng quan mất ở kinh đô (Hà Nội ngày nay), lúc mất mới có 42 tuổi (1626 – 1667), được tặng phong tước Bá. Con trai một là Phác Nhã Công mới có 6 tuổi được cậu ruột là Tri châu Lê Đôn Khiêm nuôi dạy. Vợ ông án là Lê Thị Tường cũng vội cậu em Tri châu Lê Đôn Khiêm đem mộ về quy táng ở quê.

Thời gian quỵ táng đang mùa gặt rộ, trời nóng nực, xóm làng đều bận việc, trong xóm chỉ còn một người bà con ở nhà ông này tỉnh rượu nhác lại vừa ngà ngà say rượu. Ông ta hô mọi người dừng lại ở xứ Nghĩa, thấy bên cạnh có một cái huyệt vừa mới đào do người ta mới bốc hài cốt lên đem đi táng chỗ khác, ông ta bảo với mọi người chung quanh rằng: “Trời nắng gay gắt thế này, ta đã mỏi rã rời, còn sức đâu mà cuốc xẻng đào bới nữa, chỉ cần sẵn huyệt đây, hạ xuống đây mà lấp đi cho xong.” Ông Tri châu nghĩ rằng lời anh này nói biết đâu cũng do ý trời xui khiến, nên táng luôn ở đó.