Văn khấn dâng sao giải hạn

Ý nghĩa

Mỗi người vào mỗi năm có một ngôi sao chiếu mệnh. Có sao tốt, có sao xấu. Nếu gặp sao xấu thì phải cúng dâng sao giải hạn.

Người xưa cho rằng: mỗi người vào mỗi năm có một ngôi sao chiếu mệnh.
Tất cả có 9 ngôi sao, cứ 9 năm lại luân phiên trở lại.
Cùng một tuổi, cùng một năm, đàn ông và đàn bà lại có sao chiếu mệnh khác nhau.

Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu.
Năm nào sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may như ốm đau, bệnh tật… gọi là vận hạn.

Để giảm nhẹ vận hạn, người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn vào đầu năm (là tốt nhất) hoặc hàng tháng tại chùa (rất tốt), hoặc tại nhà ở ngoài trời, với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình được khỏe mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng.

Theo quan niệm dân gian, 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng. Từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau:

  • Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng

  • Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng

  • Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng

  • Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng

  • Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng

  • Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng

  • Sao Thủy Diệu: Ngày 21 hàng tháng

  • Sao La Hầu: Ngày 8 hàng tháng

  • Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng

Sắm lễ và nghi lễ

Vào đầu năm và hàng tháng, người xưa thường làm lễ dâng sao giải hạn tại chùa hoặc tại nhà. Nghi lễ tiến hành như sau:

Sao Thái Dương

  • Ngày cúng: 27 hàng tháng

  • Thắp: 12 ngọn nến

  • Bài vị: Màu vàng, viết tên sao Thái Dương

  • Đồ lễ: Mũ vàng, hương hoa, phẩm oản, tiền vàng và 36 đồng tiền

  • Hướng lễ: Hướng về phương Đông

Ghi chú: Theo quan niệm của người xưa, sao Thái Dương tốt với nam giới, không tốt với nữ giới.