Thần tích Tàn Viên

TẢN VIÊN HỰU THÁNH KHUÔNG QUỐC
HIỂN ÚNG VƯƠNG

Xét sách Giáo Chỉ ký: Vương là Sơn Tinh (thần núi) cùng với Thủy Tinh (thần nước) kết bạn, ở ẩn trong động Gia – Ninh, thuộc về Phong Châu.
Khi ấy, Vua Hùng Vương có một người con gái tên là Mỵ Châu, sắc đẹp tuyệt trần. Vua nước Thục sai sứ sang cầu hôn, Hùng Vương định gả. Có quan đại thần là Lạc Hầu tâu rằng: “Không nên! Họ định mượn cớ cầu hôn để ngấp nghé đất nước ta đó!” Hùng Vương sợ không gả thì gây hiểm khích. Lạc Hầu tâu rằng:
“Đại Vương trị một nước đất rộng dân đông, nay kén lấy một người có tài cao thuật lạ, cho làm rể, rồi đặt bỉnh giữ nước, thì còn lo chi!” Hùng Vương nghe lời mới không gả con cho vua Thục, rồi cho đi khắp nước kén lấy người có thuật lạ. Vương và Thủy Tinh đều ra ứng tuyển. Hùng Vương sai thử phép thuật hai người: Vương thì trông suốt qua được ngọc, đá, còn Thủy Tinh thì xuống nước, vào lửa đều được cả. Thấy hai người đều có thuật linh thông, vua lấy làm mừng bảo Lạc Hầu rằng: “Hai người đều đáng làm rể, nhưng ta chỉ có một con gái, biết gả cho người nào?” Lạc Hầu tâu: “Xin theo Việt điện u linh tập.”
Vua hẹn: hễ ai dâng lễ cưới đến trước thì gả.” Vua nghe lời, hẹn hai người về sửa lễ. Vương về, ngay đêm hôm ấy sửa soạn đủ các thứ vàng, bạc, ngọc quý, tê, voi cùng các giống chim muông lạ, mỗi thứ có tới hàng trăm, sớm hôm sau đem đến dâng vua. Hùng Vương mừng, gả luôn nàng Mỵ Châu, cho Vương đón về nghỉ ở Lôi Sơn. Đến buổi chiều, Thủy Tinh cũng sắm đủ các thứ trân châu, đồi mồi, san hô và các giống cá lạ, mỗi thứ cũng tới hàng trăm, nhưng đến nơi thì Vương đã lấy được Mỵ Nương đem về rồi. Thủy Tinh nổi giận bèn đem quân đuổi theo, định phá tan Lôi Sơn, nhưng bấy giờ Vương đã dời về ở trên đỉnh núi Tản Viên. Thủy Tinh không làm gì nổi, từ đó căm thù mãi, mỗi năm đến mùa thu lại dâng nước lên đánh núi Tản Viên. Dân ở miền ấy cùng nhau kết tre gỗ thành sàn, để làm viện trợ, giữ chân núi, Thủy Tinh không phạm tội được.
Những dấu tích thiêng liêng của đại vương rất nhiều, không thể nào thuật ra hết được.
Trùng Hưng năm 1, sắc phong Hựu Thánh Vương; năm thứ 4 gia phong hai chữ Khuông Quốc, rồi lại gia hai chữ Hiển Úng.