Thần tích của thần Tản Viên
Cao Sơn Quý Minh
Thần được thờ ở các đình Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng, Khương Thượng, Kim Liên, Tàm Xá… Thần tích của thần được chép ở nhiều nơi khác nhau. Xin giới thiệu thần tích Tản Viên do Đông Các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm 1572 cho xã Phú Lạc, tỉnh Phú Thọ, theo bản dịch của Nguyễn Duy Hinh trong “Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam”. Theo bản thần tích này, Tản Viên không chỉ là một thần mà là ba vị thần linh, Tản Viên là tối cao, Cao Sơn là tả bộ sơn thần, Quý Minh là hữu bộ sơn thần. Như đã viết, không thể đòi hỏi ở đây những chi tiết chính xác, thống nhất cho mọi nơi thờ. Chúng tôi thấy bản này phong phú hơn cả.
Thời Hùng Vương thứ 18 có động Lăng Sương, ở huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hóa, xứ Sơn Tây. Động này núi non cẩm tú, suối nước trong xanh, sơn thủy như tranh, cây cỏ tốt tươi, hổ báo cầm thú nhảy múa vui sướng, lâu đài lung linh. Quả là cảnh đẹp nhất trời Nam vậy.
Lúc bấy giờ, ông Nguyễn Cao Hạnh đã hơn 70 tuổi, vợ là Đinh Thị Điên đã hơn 50 tuổi, sinh sống ở nơi này, làm việc nghĩa đức, một đời phong lưu dư dật. Một hôm, nhìn thấy một đám mây lành rực rỡ trong khe động. Rồng vàng bay lượn lấy nước, phu chu tinh (tính khí quý như ngọc, NDH) xuống sóng nước, bắn linh khí xuống đáy khe, hương thơm ngào ngạt cả trời đất. Khoảnh khắc sau, rồng bay lên trời. Gió hiu hiu thổi, tựa hồ như có ý nghênh đón người đến. Lúc đó, cụ bà ra phía trái tường nhà lấy nước ở khe (nguyên văn là động tĩnh tức giếng động – NDH) tắm trên phiến đá trắng. Tự nhiên, hương thơm ngào ngạt, khí lành ùn ùn, núi sông rực rỡ, hải hà tốt lành, linh cảm quấn quýt như vui mừng sâu sắc trong bụng. Về sau, tự nhiên bà thấy trong lòng động, mang thai 14 tháng. Đến ngày sóc (mùng một) tháng giêng năm Đinh Tỵ, bà đang ngồi chơi trên phiến đá trắng, hốt nhiên xuất hiện một đám mây lành ngũ sắc hào quang rực rỡ. Lúc bấy giờ, bà sinh hạ một cậu con trai tướng mạo phi phàm, hình dung tuấn tú, dáng người hiên ngang khôi ngô gấp vạn người thường. Sau 100 ngày, bèn đặt tên là Nguyễn Tuấn. Nghe việc lạ đời sau có thơ ca tụng:
Lăng Sương cốt cách ngọc tinh thần
Bả thác hoàng long giáng hạ trần
Thái thủy diệc vị thiên thượng mẫu
Cửu hoài hà nhược thế gian nhân.
Lại nói, đến khi 6 tuổi, đổi tên là Nguyễn Huệ. Cha mất, mẹ bèn làm lễ chôn cất. Đến năm 7 tuổi, mẹ con dắt nhau đến linh sơn Ngọc Tản của Cửu Lĩnh (tại xứ Mang Bồi) ngụ cư ở đó. Bèn kết bạn với lão bà núi đó, tên là Ma thị Cao Sơn Thần nữ. Được 3 năm, nhớ phần mộ tổ tiên, mẹ con lại trở về động cũ Lăng Sương. Ông đổi tên là Nguyễn Chiêu Dung. Năm 12 tuổi, ông có chí học hành, cho nên dù nhà tranh ngõ hẻm vẫn vui với trời, yên với mệnh, tiêu dao ngày tháng cuộc sống đơn bạc mà thú vị. Yên bần lạc đạo, đó là chí lớn vậy.
Nhưng lúc bấy giờ thương mẹ khó nhọc vất vả, ông thường than thở rơi lệ nói rằng: “Mẹ ta nuôi dưỡng ta một đời khổ sở, ba lần dời nhà mà nay tình cảnh vẫn khó khăn như vậy thì làm sao có thể an ủi mẹ ta được?” Hàng năm, ông thường đến linh sơn Ngọc Tản than thở với lão bà Ma Thị như thế. Vận thời tuần hoàn, việc người thường biến đổi. Xưa nay ở động Sương nghèo khổ, đến nỗi không đủ nuôi mẹ già trả ơn cúc dục chí tình con hiếu. Vì vậy, ông xin làm con nuôi của lão bà, đốn củi bán nuôi mẹ. Lão bà nghe nói bèn thở dài mà chấp nhận như thế. Nguyễn Chiêu Dung đưa mẹ đến cùng ở tại núi Tản Viên. Được một năm thì mẹ mất. Nguyễn Chiêu làm lễ chôn cất, rồi ở đó với lão bà Ma thị.
- Hoành Giang” từ Lý Nhân đến chân núi Quảng Oai, theo cửa sông Hát ra sông Cả vào sông Đà tập kích sau lưng núi Tản Viên. Lại mở một nhánh sông ngang nhỏ khác gọi là sông Pha đánh mặt trước núi Tản Viên. Sơn Tinh bèn đối phó, gọi người trên núi đến đóng rào tre nối giữa các núi để chống lại, bảo dân làng hễ thấy thủy tộc đến hàng rào thì bắn giết. Dân tin theo lời. Một lúc sau thủy tộc tiến binh, nhân dân dùng cung kiếm bắn giết chúng, thủy tộc đều chết chất đống ven sông. Thủy Tinh cả giận nuốt hận, cho nên mỗi năm thường dâng nước đánh. Dân dưới chân núi thường bị hại về bão lụt. Do Sơn Tinh được sách ước và lại có phép bí mật của thần tiên, cho nên Thủy Tinh không thể làm hại được.
- Lại nói lúc bấy giờ tứ hải thanh bình, vua đi du ngoạn khắp nơi như Thần Phù, Yên Tử, ngắm mặt trời mọc, lặn, thưởng mây gió trăng hoa, non xanh nước biếc không nơi nào không đến, hoặc du ngoạn ngư dân bắt cá… Đi qua huyện Ma Nghĩa, các nơi Cổ Đằng, Vật Lại thấy địa thế đẹp, sơn thủy hữu tình, bèn thiết lập hành cung (nay là cung Trung Thần). Rồi đi qua huyện Phúc Lộc các xã Liên Chiểu, Đông Sàng, Phù Sa, Duy Phiên, Tường Phiêu, Tam Sơn, Lễ Toàn, Nhân Lý, Vãn Khê, Xuân Hương, An Phúc, Tùng Cảo, lại lập hành cung. Lại lập Nam Thần cung ở Khô Hải, cửa Thập Nhị Khê. Lại thường đến Mẫu Trạch, nhàn tản ngắm núi sông. Đến huyện Yên Sơn các xã Thạch Khôi, Sơn La, Hữu Quang, đến huyện Thạch Thất các xã Lai Thượng, Phúc Sài, Phú Ổ, Kinh Lộc, Phùng Xá, Di Ái, La Tịnh, đến huyện Mỹ Lương các xã Mỹ Lương, An Diệu, Tốt Động làm cung điện Mang Sơn còn để lại 72 mẫu tế điền tại xã An Diệu và 20 mẫu tại xã Đông Khai, 50 mẫu tại xã An Sơn để làm hương hỏa muôn đời cúng tế. Rồi về đến núi Tản Viên nơi động cũ, thấy nơi này ba ngọn núi ngất trời đẹp đẽ thông linh không thể nói hết, lại thêm thôn cư trù mật, phong tục thuần phác, trong lòng rất lấy làm thích, bèn xây cung điện trên đỉnh núi. Bèn lấy 22 khu đất của sách Thủ Pháp làm Thượng Thần cung tọa Cấn hướng Khôn làm chính điện, Trung và Hạ Thần cung làm nơi tế tự, Đông Thần cung làm nơi các quan tựu yết, hai Thần cung nam bắc là nơi vua ngự, lấy thuế điền các tổng sách hai huyện Thanh Nguyên, An Lập để dùng vào việc tu sửa và tế tự Thượng Thần cung điện. Còn các tiết thì sách Thủ Pháp phụng sự, 33 sách của huyện Thanh Nguyên là Mông Hóa, Phương Giao, Tang Ma, Long Cốc, Vãn Lung, Kiệt Sơn, Đồng Lai, Vô Song, Thái Hòa, Hoa Lâm, Quỳnh Lâm, Cửu Sùng, Phượng Mao, Hoàng Lạn, Hương Cần, Đại Bành, Địch Quả, Xuân Đài, Khả Cửu, An Lãng, Hoằng Duệ, Đại Thắng, Sơn Vi, Bách Thắng, Hùng Vĩ, Hùng Nhĩ, Hoàng Cúc, Thắng Sơn, Thạch Kệ, Đại Đồng, Hiến Cần, Phù Lao, Thiết Quyển, và 22 sách huyện Yên Lập như Tùng Sơn, Mộ Lan, Vãn Bán, Quản Phong, Vân Hoàng, Bán Lữ, Khổng Tước, Phượng Mao, Thượng Lũng, Hạ Lũng, Đông Lỗ, Tây Lỗ, Phục Cổ, Cù Lạc, An Dưỡng, Thu Ngạc, Lũng Thủy, Sa Long, An Sào, Sơn Lương, Nga Mi, Dư Sơn, và 5 châu như Thuận Châu, Chi Châu, Hoa Châu, Việt Châu đều phụng sự. Từ đó khâm phụng mệnh lệnh hoàng đế, thường cùng tứ phủ công đồng tuần sát xem việc nhân gian các hải đảo. Duệ Vương 115 tuổi, năm Ất Mùi, Thục chủ toan đánh chiếm, vua đã già nua mà 20 vị hoàng tử đều là tiên Bồng (Bồng Lai – NDH) nên không lập được. Thục chủ thừa cơ muốn đánh chiếm từ phía tây đánh đến. Vua bèn thương nghị với quần thần. Trong triều có Liêu công tâu rằng: Bệ hạ thừa mệnh trời, vua tôi yên ổn vô sự, ngày thường không huấn luyện quân sĩ, nay có việc xã tắc nhân dân đều có quan hệ; nếu thắng thì ổn định, thì Thái Tổ, Thái Tông trên trời đều ủng hộ chúng ta không có gì đáng lo. Nhưng vạn nhất đánh thua Thục, tổ tông, dân đen đều sao đây. Chi bằng lén đút lót tướng địch, đưa thư cho Thục chủ xem ý như thế nào, nếu tạm hoãn việc binh thì còn có thời cơ. Vua nghe theo, muốn dùng kế đó, bèn triệu Sơn Thánh. Sơn Thánh tâu rằng: Hơn 2000 năm, 17 thánh quân ơn sâu nghĩa nặng thấm cốt tủy mọi người, nay nước giàu binh mạnh, uy đức bệ hạ đến hải ngoại. Người Thục không biết tự giữ mình, dám cả gan mưu đồ quật cường thì chuốc lấy thất bại là điều đã rõ. Một khi bệ hạ vạch tội thảo phạt lấy điều nghĩa mà chế phục thì dân ta sẽ là con đỏ của bệ hạ chứ không phải sở hữu của địch quốc. Lo gì đánh không thắng. Thần xin được 3 vạn hùng binh xuất biên giới, một mình một xe vào đất Thục tất có thể bình được. Vua nghe lời cả mừng. Bèn chọn ngày trai giới lập đàn biện lễ tế cáo trời đất, đem linh quang thần nỏ trao Sơn Thánh, bảo rằng: Binh quý thần tốc, tướng quân phát binh được thần phù hộ… (còn tiếp)
Bèn lập hành cung ở Liên Hạ. Đến huyện Thạch Thất, các xã Phùng Xá, Tông Ô tạm đình xa giá, hôm sau trở về qua các huyện Ma Nghĩa, Bất Bạt, về động cũ. Ngày tháng trôi qua được 10 năm, trải qua một trường tục lụy. Vào năm Mậu Thân, tháng Giêng, bỗng thấy vua Thục sai sứ đưa thư dâng châu báu vàng bạc cầu hòa với Duệ Vương. Thư viết:
“Bộ chủ Ai Lao thần Thục khâm thừa thiên mệnh, làm chủ một phương, xưa ngông cuồng không tận lễ, thần dân kẻ nhỏ lấn kẻ lớn, thật là có tội, mà quốc gia vạn toàn lực nhờ hồng ân của hoàng đế. Nay nghĩ rằng thần vốn là chi phái nhà Hùng, thừa công tổ tiên khai cơ sáng nghiệp mới có được cơ đồ một phương, con cháu thừa hưởng giàu sang như thế này. Nay người theo tổ, vật theo tông, chúng thần chưa có gì để an ủi tổ phụ nơi cửu tuyền, không có gì để thỏa mãn tôn miếu thờ cúng tế lễ. Mỗi lần nghĩ đến lòng xôn xao, nên nay mạo muội xin chiếu cố tình xưa cho thần Thục được hòa thân, phụng lễ triều công, may được thấm nhuần hồng ân, không phụ lòng mong muốn của con cháu.
Ngày hôm đó, Sơn Thánh bèn thiết triều ở chính điện. Vua xem thư này, bèn hỏi Sơn Thánh rằng:
“Thục chúa là tông phái của hoàng đế trước, trước ngông cuồng dám đến xâm lấn, may ý trời còn, cơ đồ nhà Hùng chưa hết. Nay Thục chúa lại cầu hòa, tướng quân xem xét cho trẫm biết.”
Sơn Thánh quỳ trước sân rồng, mật tâu rằng:
“Thục đế đã là tông phái của vua trước, chủ tế một phương, trước cả gan xâm lấn làm phiền lòng bệ hạ. Đó cũng là một bước trời đã định cho cơ nghiệp nhà Hùng, bệ hạ sao lại giữ lòng oán đó? Nay đã cầu hòa là để biết tiến thoái. Thục chúa cũng là vua hiền, kẻ hiện nay không gì bằng bệ hạ mở lượng hải hà cho hòa thân. Đó là sự sáng suốt của bệ hạ vậy. Hơn nữa, nhà Hùng đã hết, ý trời đã rõ, nên nhận sự cầu xin đó mà triệu về nhường ngôi. Đó là cái thánh của bệ hạ vậy. Xong việc, bệ hạ và thần vốn có thuật thần tiên, gì bằng một cuộc nhàn thân thoát nợ ba sinh, vào cảnh bồng lai tiêu dao ngày tháng, vui cùng tuế nguyệt, không nhiễm bụi trần, chốn lầu rồng gác phượng, dạo khắp non xanh nước biếc, há không phải là trí giả sao? ‘Quân tử bất diệc lạc hồ’ (câu trong Luận Ngữ, nghĩa là chẳng lấy làm vui đó sao – NDH). Xin bệ hạ nghe kế của thần, lập tức quyết định không do dự.”
Duệ Vương nói: “Khanh nói hay lắm, trẫm theo kế đó.”
Vua bèn sai sứ mang binh mã triệu Thục chúa về nhường ngôi. Thục chúa bái tạ. Vua bèn cho Thục chúa chiếc nỏ thần và tỉ phù (ấn tín của vua, NDH).
Vua bèn trở về Nghĩa Lĩnh (tức núi Hùng Vương) cùng Sơn Thánh nguyện hóa sinh bất sinh bất diệt. Một hôm, vua cầm bút mà ngâm:
Tiên bồng động thảo thanh xuân cựu Vương bá cung đài lục dạng tân Hồi thủ thế gian đa thiểu sự Dư thiên hà nhược giác phong trần.
(Nghĩa là: cỏ động tiên vẫn xanh như xưa, cung điện đền đài của vua chúa mỗi ngày một đổi mới, ngẫm lại bao nhiêu việc đời, sao bằng gác gánh phong trần để sống cùng trời đất. – NDH).
Ngâm xong, vua cùng Sơn Thánh và công chúa Ngọc Hoa giữa ban ngày bay lên trời hóa sinh bất diệt.
Vua Thục đã được nhường ngôi, cảm công đức của vua bèn xa giá đến núi Nghĩa Lĩnh xây dựng miếu điện để quốc gia phụng sự, dựng hai trụ đá trong núi thể rằng: “Ước nguyện lớn trên trời cao lồng lộng, chứng giám cho thần tiểu tử Thục An Dương nhận ngôi cơ đồ nhà Hùng tuy không chính thống nhưng ơn sâu đức lớn như trời đất, nay lập miếu đường thờ họ Hùng để muôn đời sau hưởng hương khói phụng thờ bất tuyệt theo nghi lễ đã định. Nếu sau này vua kế vị bội ước, quên lời thề, thì trời đất núi sông không phù hộ. Nay lập lời thề.”
Lời thề xong, vua Thục trở về thành đô, ban chiếu cho xã Nghĩa Linh, Nghĩa Cường họ nhi táo lệ lâu dài là hương trung nghĩa, tứ thời bát tiết hương đèn bất tuyệt để phụng thờ Hùng Vương và Sơn Thánh. Vua lại ban cho 22 khuê của sách Thủ Pháp, huyện Bất Bạt, làm dân táo lệ hộ nhi lâu dài, tứ thời bát tiết hương đèn bất tuyệt để phụng thờ Tản Viên Sơn Thánh và xã Trung Độ bản huyện làm dân thủ lệ hộ nhi. Các xã như chính quyền động Lăng Sương, ngoại quán khuê Mộng Hóa… (phần còn lại tiếp tục).