Văn Khấn Lễ Tạ

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy các ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ con (chúng con) là: (đọc rõ họ tên)
Trú tại xã (phường) huyện (quận) tỉnh (thành phố)

Hôm nay là ngày lễ hóa vàng (tức ngày mồng 3 tháng giêng) năm (âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa, nước quả, kim ngân, vàng bạc, phẩm vật, trà, tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:
Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.
Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được thường bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Ghi chú: Nếu làm lễ hóa vàng vào những ngày khác thì thay ngày mồng 3 tháng giêng vào ngày đó.

2.2. Tết Nguyên Tiêu
Tiết rằm tháng giêng hay lễ Thượng Nguyên, cũng có khi gọi là Tết Nguyên Tiêu, được người Việt Nam tiến hành cúng lễ dâng hương vào ngày 15 tháng giêng, thường là vào buổi tối khi trăng lên.

Với người Phật tử, thì lễ dâng hương này mang ý nghĩa đặc biệt.
“Lễ Phật quanh năm, không bằng ngày rằm tháng giêng.”

Trong dịp Tết Nguyên Tiêu, dân gian thường cúng “Thần sao.” Tục lệ ấy bắt nguồn bởi lẽ như sau: Thời Tây Hán Trung Quốc, mọi người có phong tục cúng tế “Thái ất,” cúng tế từ lúc hoàng hôn cho đến khi trời sáng. Tên Thái ất đã xuất hiện ở thời kỳ Tiên Tần, khi ấy chỉ nguyên khí hình thành Trời Đất vạn vật. Sau đó, Tần Hán “Thái ất” có 3 cách nói: một là biệt danh của thần Bắc Cực, hai là chỉ tên sao nằm ngoài cung Tử Vi, ba là chỉ núi Chung Nam (Chung Nam Sơn).

Theo bản đồ sao, phân tích điều ghi chép trên đây, có thể biết: Thái ất mà đời nhà Hán thờ là chỉ sao Bắc Cực, một ngôi sao rất sáng trên bầu trời phương Bắc, một chỉ tiêu mà cổ nhân dựa vào đó để phân biệt phương hướng vào ban đêm. Ở một vị trí khác, cách sao Bắc Cực không xa là sao Bắc Đẩu. Sao Bắc Đẩu xuất hiện ở những vị trí khác nhau trên bầu trời ở những thời gian khác nhau của các mùa và các đêm khác nhau. Vì thế, người ta xem sao Bắc Đẩu xoay quanh sao Bắc Cực. Cổ nhân căn cứ vào “chiếc cán” của sao Bắc Đẩu chỉ lúc hoàng hôn để quyết định mùa. Cái cán ấy chỉ về phía Đông thì là mùa xuân, chỉ về phía Nam thì là mùa hạ, chỉ về phía Tây thì là mùa thu, chỉ về phía Bắc thì là mùa đông. Điều này hoàn toàn thống nhất với việc miêu tả sao Thái ất thay đổi theo bốn mùa (biến nhi vi tứ thời) trong sách “Lễ ký,” phần “Lễ Vận.” Nhận thức này vốn là cống hiến của tổ tiên người Trung Hoa trong lĩnh vực thiên văn học. Nhưng ở vào thời kỳ khó có thể phân biệt được giữa khoa học và mê tín, cổ nhân còn chưa thể có được những giải thích khoa học về các hiện tượng thiên nhiên với những cái họa, phúc của con người. Như các nhà chiêm tinh cho rằng: một ngôi sao nào đó chi phối thủy hạn, một ngôi sao nào đó khác thì chi phối đói kém, từ đó mà tiếp tục thần thánh hóa các hiện tượng thiên nhiên. Ở Việt Nam xưa kia, sản xuất nông nghiệp, sức sản xuất lạc hậu, cuộc sống dựa vào thiên nhiên, thường sinh ra hoạt động mê tín sùng bái mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú. Đến một lúc nào đó thì họ hết sức thành tâm cầu mong trời phù hộ cho con người thịnh thọ bình an, mùa màng tươi tốt. Sau này, từ ngày 15 tháng giêng trở đi, mọi người cầu cúng thần sao “Thái ất,” suốt cả đêm đến sáng. Đây chính là kế thừa phong tục của cổ nhân sùng bái các thiên thể.

Sắm lễ:
Ngày Tết Nguyên Tiêu, các gia đình thường sắm hai lễ cúng: lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên.
Gia chủ có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn.
Đàn tràng lập ngoài sân.
Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết, cùng hương hoa đèn nến.
Cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, đầy đủ, tinh khiết.

Các vật phẩm khác như:

  • Hương hoa, vàng mã;