Ý Nghĩa Của Việc Cúng Gia Tiên Vào Ngày Sóc Vọng. Cầu Lộc Cầu Tài

Một số nguyên tắc chung của tục dâng hương vào các dịp tuần, tiết, vọng. Mỗi tuần, tiết dâng hương đều có những điểm khác nhau nhất định từ phẩm vật dâng cúng đến một số nghi thức và văn khấn, song giữa các kỳ tuần, tiết ấy vẫn có những nguyên tắc chung:

a. Vào ngày tuần tiết: Dâng hương phải khấn Gia Thần (thần ngoại) trước, Gia Tiên sau.

b. Vào ngày giỗ Gia Tiên: Phải cáo yết Thần Linh trước, sau mới cúng Gia Tiên. Khi cúng giỗ ai thì phải khấn người đó trước, rồi tiếp đến Tổ Tiên nội ngoại, tiếp đến Thần Linh chúa đất, sau cùng mới là tiền chủ, hậu chủ.

c. Khi dâng hương lễ Thần ngoại (Thổ Công, Táo quân, hay Thần Thánh) thì bắt buộc phải nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ).

d. Khi dâng hương lễ thần nội (Tổ Tiên) không được nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ).

Nếu:

  • Bố chết thì phải khấn là Hiền Khảo.
  • Mẹ chết thì phải khấn là Hiền Tỷ.
  • Ông chết thì phải khấn là Tổ Khảo.
  • Bà chết thì phải khấn là Tổ Tỷ.
  • Cụ ông chết thì phải khấn là Tằng Tổ Khảo.
  • Cụ bà chết thì phải khấn là Tằng Tổ Tỷ.
  • Anh em chết thì phải khấn là Thệ Huynh, Thệ Đệ.
  • Chị em gái chết thì phải khấn là Thệ Tỷ, Thệ Muội.
  • Cô dì, chú bác chết thì phải khấn là Bá thúc, cô dì, tỷ muội. Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo Tỷ nội ngoại Gia Tiên.

e. Các phẩm vật dâng cúng: Có thể làm lễ chay và lễ mặn. Những gia đình có bàn thờ Phật thì chỉ dâng lễ chay. Lễ có thể “bạc mọn” hay “sang trọng” nhưng không thể thiếu: hương, đăng (đèn, nến), trà (chè), quả, tửu (rượu), nước thanh thủy, trầu cau (thường 1 hoặc 3 quả cau còn cuống với một lá trầu), tiền vàng (kim ngân). Riêng đèn, nến thường là một cặp, đặt hai bên: phải, trái bàn thờ và đặt cao hơn các phẩm vật khác. Đôi đèn, nến này tượng trưng cho hai vầng Nhật Nguyệt (mặt trời, mặt trăng) và được thắp sáng suốt buổi lễ dâng hương.

f. Thắp hương: Dù là kỳ dâng hương nào, lễ vật dâng cúng trên bàn thờ có thể chung nhưng nếu có nhiều bát hương thì bát hương nào cũng đều phải thắp hương, hương được thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7… vì số lẻ thuộc dương. Theo luật ngũ hành, của địch lý thì số lẻ thuộc dương, tượng trưng cho phần vô hình, cho trời, cho sự trong sạch, cho sự sống của vạn vật.

Nói là số lẻ nhưng theo lệ thường thì ba bát hương ba nén, khi hương bén gần hết một tuần hương thì gia chủ thắp một tuần nữa rồi xin phép Gia Thần, Gia Tiên hóa vàng ngay giữa hai tuần hương. Tiền vàng khi hóa thành tro rồi gia chủ thường vẩy rượu vào.

Tại sao lại thường thắp ba nén? Tục xưa tin rằng, khi thắp hương lên trời thì Trời – Đất – Người có sự cảm ứng. Cũng theo triết lý của người phương Đông thì nguyên lý phổ quát của vũ trụ, vạn vật tương ứng, tương cảm là: Thiên – Địa – Nhân. Vậy nên, có lẽ ba nén là tượng trưng cho ba ngôi Trời – Đất – Người chăng?

Tại sao lại rót rượu vào tro hóa vàng, tiền cúng? Vì người xưa tin rằng có làm như vậy thì người cõi âm mới nhận được. Chưa rõ sự tích và triết lý của việc ấy ra sao. Ngày nay chỉ thấy ai cẩn thận làm mới làm điều ấy.

g. Vái và lễ: Mỗi kỳ dâng hương đều có vái và lễ.

Vái thì các ngón tay đan vào nhau.

Lễ thì hai bàn tay áp vào nhau, các ngón tay của hai bàn tay phải, trái không so le, không choãi các ngón ra như hình rẻ quạt và đều đặt ở vị trí ngang trước ngực.

Vái và lễ chỉ được thực thi sau khi các phẩm vật cúng lễ đã được đặt trên bàn thờ, đèn, nến đã được thắp sáng; hướng (hương) đã châm lửa. Có người cẩn thận không dùng lửa từ hai ngọn đèn (nến) để đốt hương, bảo rằng đó là “lửa thờ”. Các nén hương sau khi đã được châm lửa, người làm lễ kính cẩn dùng hai tay dâng các nén hương ở vị trí ngang trán, vái ba vái rồi mới cắm hương vào bát hương rồi mới vái. Vái ba vái xong thì đọc văn khấn. Khấn xong, lễ bốn lễ và thêm ba vái.

Vái và lễ là hai biểu tượng nghi lễ có đôi chút khác nhau nhưng có điểm chung: đều là biểu tượng của sự giao hòa, cảm ứng Âm – Dương. Hai bàn tay tượng trưng cho hai nửa Âm Dương của vòng tròn thái cực, tay trái thuộc dương, tay phải thuộc âm, nên khi các ngón tay của hai bàn tay được đan vào nhau hay áp vào nhau là biểu tượng của sự giao tiếp, giao thái, giao hòa Âm Dương, còn các ngón tay thì tượng trưng cho Ngũ Hành.

Ngón cái – Thổ.
Ngón trỏ – Kim.
Ngón giữa – Thủy.
Ngón đeo nhẫn – Mộc.
Ngón út – Hỏa.

Đó là vòng tương sinh ngũ hành của hai nửa Âm – Dương.

h. Khi lễ Phật: Dù có xưng địa chỉ hay không xưng địa chỉ, nói tên hay không nói tên đều được, chỉ cốt giãi bày lầm lỗi và ân hận trước Phật đài, sau đó cầu nguyện những điều mình mong muốn là được.

Cúng gia tiên ngày mồng một (ngày sóc) và ngày rằm (ngày vọng) hàng tháng

Ý nghĩa:
Theo tục xưa để lại, cứ vào sáng mồng 1 và chiều tối ngày rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường có chút lễ mọn, dâng hương Gia Thần và Tiên tổ. Không những vậy, mỗi khi gia đình có một việc gì đó, từ những việc được coi là “trọng đại” trong gia đình lớn như có người được thăng quan tiến chức, được lộc lớn… cho tới sự kiện nhỏ như có người đau ốm trong nhà, có cơm gạo mái, có quả đầu mùa,… cũng dâng Gia Thần, Tiên tổ. Trước là trình báo, sau là xin được phù hộ cho mọi sự tốt đẹp trong nhà.

Tại sao dân gian thường thờ Thổ Công, Thổ Địa vào các ngày tuần tiết, sóc vọng và cũng không cứ vào các ngày này, mà trong các dịp lễ tết bất kỳ, đều có kêu khấn đến Thổ Công, Thổ Địa. Thần Thổ Địa, dân gian quen gọi là Thổ Công, hay Thổ Địa. Tương đương với thần Thổ Địa ông là Thổ Địa bà, hay bà Thổ Địa. Thần Thổ Địa là một trong những vị thần được cung phụng phổ biến trong dân gian. Miếu thờ Thổ Địa dù to hay nhỏ, ở thành thị hay thôn quê, nơi nào cũng có.

Người xưa rất mực coi trọng Thổ Địa, bởi vì có đất đai mới có nông nghiệp, là chỗ dựa cơ bản nhất cho sự tồn tại của con người, bởi vì đất đai giúp con người có cơm áo, có nơi đi lại, cư trú; đất đai là mẹ của cơm áo. Thần Thổ Địa có sớm nhất là “Thần xã”, “xã” có nghĩa gốc là “Thị Thổ”, tức là cúng tế Thổ Địa. Người xưa nói rằng xã là Thần Đất, có thể sinh ra ngũ cốc.

Cùng với sự phát triển của xã hội, thần Thổ Địa được trừu tượng hóa, tôn là Hậu Thổ Hoàng Địa Chí T. Hậu