Đề tài Nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu đầu tiên về Nữ thần, Mẫu thần ở Việt Nam đều là các công trình của người Pháp từ những năm đầu thế kỷ XX. Về Pô Inư Nưgar, Thánh Mẫu, có các bài của H. Parmentier về Đền thờ Po Na Gar ở Nha Trang, công bố năm 1902, và Thánh ca tấm tượng thần của người Chăm, của H. Maspero, công bố năm 1919. H. Parmentier quan tâm tới Po Nagar từ góc độ kiến trúc đền tháp thờ Bà, còn H. Maspero thì nghiên cứu lễ hội, ở đó ông đã dịch và công bố Bài ca tắm Thượng:
“…Chúng con lấy nước từ sóng lướt Chúng con đội về tháp tắm thần Thần là thần của trời đất Chúng con lấy những tâm khăn dệt đẹp nhất Lau mồ hôi trên tay chân của thần…”
Cùng với các việc nghiên cứu Thánh Mẫu Po Inư Nưgar của người Chăm, Nguyễn Văn Huyên, M. Durand, Đào Thái Hành, P.J. Simon, I. Simond – Baouch… đã đi sâu tìm hiểu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh của người Việt. Nguyễn Văn Huyên tiếp cận với Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ góc độ các vị thần tiên, các nữ thần cầu mưa. Nguyễn Văn Huyên coi Bà chúa Liễu Hạnh là vị tiên nữ đầu tiên của các tiên nữ Việt Nam. Trong công trình của mình, ông kể lại sự tích Liễu Hạnh cùng với các vị thần tiên khác như Giáng Hương trong sự tích Tứ Thức gặp Xiên, Bồi Liễn trong sự tích Vọng Tiên Lầu của vua Lê Thánh Tôn, hai vị tiên trong sự tích Thượng hội song Tiên của vua Lê Hiển Tôn thế kỷ XVIII, sự tích Giáng Kiều trong sự tích Bích Câu kỳ ngộ… Đặc biệt, ở phần III trong công trình này, Nguyễn Văn Huyên đã kể lại Trường Nội đạo thời Hậu Lê và cuộc Đại chiến Sòng Sơn giữa Công chúa Liễu Hạnh và ba anh em đạo sĩ dòng Nội đạo, và cuối cùng là sự kiện quy y và hiển thánh của Liễu Hạnh ở Sòng Sơn. Trong công trình này, không rõ từ nguồn tư liệu nào, truyện kể dân gian hay kinh sách mà tác giả có thể bổ sung khá chi tiết về cuộc Sòng Sơn đại chiến giữa Liễu Hạnh công chúa và các đạo sĩ dòng Nội đạo thời Vua Lê – Chúa Trịnh?
Theo hướng tiếp cận của Nguyễn Văn Huyên, bằng vào các truyền thuyết, sự tích được truyền tụng trong dân gian, Đào Thái Hành đã có hai bài về Thiên Ya Na và công chúa Liễu Hạnh công bố trên tạp chí Những Người Bạn Huế (BAVH).
M. Durand tiếp cận với việc tôn thờ các nữ thần của người Việt từ tục Lên đồng. Như tên gọi của công trình, tác giả nhấn mạnh đến kỹ thuật Lên đồng với tính chất là nghi lễ nhập hồn nhiều lần, khi mà các Bà đồng, ông đồng đã tự đưa mình vào trạng thái ngây ngất (ecstasy), giống như loại tín ngưỡng ngây ngất này ở cư dân bản địa Polynesia (Đảo Đảo). Tác giả cũng đã nêu một số vị thần linh và thần tích của họ thường nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng. Đây có thể coi là một trong các công trình đầu tiên đi vào nghiên cứu tục Lên đồng mang tính chất là Shaman của đạo Tam phủ, Tứ phủ.
Sau công trình của M. Durand, năm 1973 tại Pháp đã xuất bản công trình nghiên cứu về tục Lên đồng của người Việt Nam di cư sang Pháp của vợ chồng tác giả P.J. Simon. Một mặt, các tác giả phản bác lại ý kiến của M. Durand cho rằng Lên đồng của người Việt không phải là một hiện tượng Shaman mà chỉ là hiện tượng nhập hồn thần linh vào các bà đồng, ông đồng. Họ đi sâu hơn vào nghiên cứu hiện tượng Lên đồng, như các vị thần nào hay nhập đồng, thú tự các giá đồng, trang phục tương ứng với các vị thần khi nhập đồng, các lài phán truyền khi Lên đồng… Có thể nói, các tác giả người Pháp, M. Durand và vợ chồng P.J. Simon đã có những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu tục Lên đồng của người Việt ở trong nước và nước ngoài vào các thập niên 50-70 thế kỷ XX.
Các công trình của Nguyễn Văn Huyên, M. Durand, vợ chồng P.J. Simon khi nghiên cứu về tục Lên đồng đã thể hiện tính khách quan khoa học trong nhận thức và lý giải các hiện tượng này, thì cùng trong thời kỳ ấy một số nhà khảo cứu người Việt như Phan Kế Bính, nhà văn Nhất Lang… lại tỏ thái độ khinh bỉ, miệt thị, thiếu khách quan khi đề cập tới tục Lên đồng ở nước ta. Sự nghiệp đổi mới thực sự bắt đầu từ 1986 trên các bình diện nhận thức (đối mới tư duy) và hành động (đổi mới nông nghiệp và nông thôn). Trước đó, vào các thập kỷ 60-80, việc nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng gần như bị đóng băng bởi các cấm kỵ về thế giới quan, nhân sinh quan. Do vậy, việc nghiên cứu và xuất bản các công trình về lĩnh vực này đều bị hạn chế.
*Đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân, những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX tại Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện KHXH Việt Nam), hình thành một nhóm công trình tập trung vào đề tài tín ngưỡng dân gian, trong đó tác giả của công trình này là người đề xướng và chủ trì. Việc hình thành nhóm công trình này xuất phát từ hai yêu cầu: thứ nhất, việc nghiên cứu văn hóa dân gian không thể không tiếp cận từ đời sống tín ngưỡng dân gian, bởi vì văn hóa dân gian và tín ngưỡng dân gian vốn là hai mặt của một thực thể; thứ hai, vào những năm trước đổi mới, nhu cầu đời sống tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân rất bức bách, cái cách hành xử như trước kia “cái gì chưa biết, chưa rõ là cấm” nay không còn hiệu nghiệm nữa.
Tín ngưỡng dân gian là một lĩnh vực rộng lớn và vô cùng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, lúc đó đi vào nghiên cứu tín ngưỡng dân gian thì nghiên cứu cái gì để góp phần giải quyết được hai nhu cầu đặt ra ở trên. Không phải mất nhiều thời gian, chúng tôi lấy việc thờ các nữ thần, nhất là việc thờ nữ thần đã bị đạo giáo hóa (Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Thánh Tiên…) cùng với tục Lên đồng là điểm xuất phát đầu tiên. Tục Lên đồng thì đã bị Nhà nước kết án là “mê tín dị đoan” và đang chịu án cấm hoạt động, còn việc thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ cũng như các Mẫu thần khác thì cũng đang âm ỉ bùng phát khi gặp làn gió kinh tế thị trường. Tất cả các khía cạnh khác nhau của đời sống tín ngưỡng dân gian ấy đều là cái nền, bệ đỡ của các sinh hoạt văn hóa truyền thống, trong đó lễ hội là hiện tượng tiêu biểu, đang tái hiện ở nông thôn khi mà làn gió đổi mới nông nghiệp, nông thôn đang thổi tới.
Sau vài ba năm đi khảo sát thực địa ở Hà Nội và một số nơi ở đồng bằng Bắc Bộ, ở Sài Gòn và Huế, năm 1990 chúng tôi cho xuất bản hai cuốn sách nhỏ đầu tiên: Tứ Bất Tử và Vân Cát Thần nữ K. Trong hai cuốn sách này, cuốn Vân Cát Thần nữ chỉ thuần túy là một cố gắng đầu tiên của nhóm nghiên cứu nhằm tập hợp các tư liệu về văn bản thu tịch và một số tư liệu thực địa liên quan tới việc thờ phụng và lễ hội gắn với việc phụng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cuốn sách thứ hai là về Tứ Bất Tử (các vị thần bất tử của Việt Nam): Thánh Gióng, Chủ Đồng Cửa, Thánh Tản Viên và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, cuốn sách này là một cố gắng hơn nữa của các tác giả nhằm tập hợp tư liệu văn bản và tài liệu thực địa và bước đầu lý giải hiện tượng văn hóa – tín ngưỡng này. Ngoài ra, như nói ở trên, bốn vị thần bất tử này là biểu hiện của sự kết hợp giữa tín ngưỡng bản địa và những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, tạo nên một hệ ý thức đặc thù Việt Nam thời phong kiến tự chủ, đồng thời cũng những hình thức tín ngưỡng có phạm vi phổ cập rộng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Trong thời gian này, Hoàng Tuấn Phổ đã xuất bản cuốn Bà Chúa Liễu, một cuốn sách vừa mang tính tiểu thuyết về thần linh vừa mang tính nghiên cứu. Nửa đầu, bằng tưởng tượng và phóng tác, ông đã vẽ ra một Bà Chúa Liễu khá sinh động trong đời thường, còn phần sau cuốn sách lại mang tính nghiên cứu, ở đây ông khẳng định vai trò của Liễu Hạnh là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Hai nửa của cuốn sách đã phần nào bổ sung cho nhau, cho ta hình ảnh vừa thực vừa ảo của Bà Chúa Liễu, ông cũng đã đặt tục Hầu bóng (Lên đồng) như là một nghi lễ của tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ.
Sách Hát Văn xuất bản hai năm sau, 1992, bước đầu đã liên kết được hai phạm trù Đạo Tam phủ, Tứ phủ và nghi thức Lên đồng. Coi Lên đồng không phải là một tín ngưỡng riêng rẽ mà chỉ là một nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Đây là một bước tiến về nhận thức trên cơ sở đi sâu hơn nghiên cứu về đạo Tam phủ và Tứ phủ và nghi lễ Lên đồng. Chính vì thế có thể coi cuốn sách Hát Văn là cuốn sách đầu tiên đặt cơ sở cho việc nghiên cứu đạo Tam phủ, Tứ phủ và nghi lễ Lên đồng.
Trong công trình này, các tác giả đã đặt ra hàng loạt các vấn đề về điện thần của đạo Tam phủ, Tứ phủ, mối quan hệ giữa Tam phủ, Tứ phủ với các tín ngưỡng dân gian khác, nguồn gốc và các khuynh hướng phát triển của Hát văn, Lên đồng, tính địa phương của loại hình tín ngưỡng, nghi lễ này. Đặc biệt, trong cuốn sách này, các khía cạnh nghệ thuật Hát văn được nêu ra một cách tương đối có hệ thống.
Cùng năm 1992, sách Tam Tào Thần Mẫu của Đặng Văn Lung cũng được xuất bản. Tuy nhiên, trong tác phẩm này, ông hình dung về Mẫu Liễu được tiếp cận từ góc độ văn học, coi cuộc đời của Thánh Mẫu như một áng sử thi mang tính thần thoại.
Giữa tháng 5 năm 1992, tại Văn Miếu (Hà Nội) đã diễn ra cuộc hội thảo quốc gia về Thánh Mẫu Liễu Hạnh do Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian và Viện Văn học phối hợp tổ chức, Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu ở trung ương và địa phương. Hơn 40 báo cáo khoa học đã được trình bày. Nội dung của hội thảo đã đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của Thánh Mẫu Liễu Hạnh: từ truyền thuyết, huyền thoại, di tích, các nghi lễ, lễ hội, phong tục… Trong không khí những năm đầu đổi mới, một vấn đề đặt ra là quần thể di tích Phủ Dầy đã được nhà nước xếp hạng di tích.
Tích cấp quốc gia, tuy nhiên vị thần chủ được thờ phụng trong di tích thì lại còn có nhiều vấn đề và chưa được thừa nhận một cách chính thức. Tuy nhiên, đến lúc này, khi chúng tôi viết những dòng bổ sung cho cuốn sách xuất bản lần thứ 4 này thì mọi việc đã thay đổi, bởi vì mọi sự thay đổi, nhất là thay đổi nhận thức cũng cần phải có thời gian. Nhưng QCU thời điểm những năm đầu thập niên 90 mà không có cuộc hội thảo như vậy thì sự đối mới trong nghiên cứu của chúng ta về đời sống tôn giáo tín ngưỡng chắc còn chậm chạp lắm!
Sau cuộc Hội thảo về Mẫu Liễu năm 1992, không khí học thuật liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và tín ngưỡng dân gian nói chung sôi nổi hẳn lên. Một loạt công trình về lý luận về tôn giáo tín ngưỡng của Viện nghiên cứu khoa học về tôn giáo đã được công bố cũng như các bài viết, cuốn sách giới thiệu, nghiên cứu về các tín ngưỡng cụ thể cũng được xuất bản.
Kiên trì theo hướng nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và Tứ phủ, nhóm các nhà nghiên cứu làm việc tại Viện nghiên cứu văn hóa dân gian đã cho xuất bản bộ sách 2 tập “Đạo Mẫu ở Việt Nam”. Ban đầu, đây là bộ sách tuy có chương mục rõ ràng, nhưng do nhiều người viết, nên tính hệ thống bị hạn chế, ở các lần tái bản sau (2001, 2005) thì sách được hệ thống lại, chủ biên trực tiếp viết lại phần lớn các chương và lần tái bản thứ tư này thì toàn bộ sách là công trình cá nhân, bởi thế tính hệ thống được thể hiện rõ rệt hơn.
So với sách “Hát Văn” xuất bản năm 1992, “Đạo Mẫu ở Việt Nam” đã có những bước tiến rõ rệt sau:
- Đã hệ thống hóa việc tôn thờ Đạo Mẫu Việt Nam trên các phương diện đồng đại và lịch đại. Về phương diện lịch đại, đạo Mẫu hình thành và phát triển trên cái nền thờ Núi thần và Mẫu thần bản địa, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo dân gian Trung Quốc.
- Về phương diện đồng đại, đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương Nam, giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, Khơme, từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của Đạo Mẫu, trong đó có ba dạng thức chính: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
Lần đầu tiên chúng tôi dùng tên gọi “Đạo Mẫu” để gọi hiện tượng tín ngưỡng dân gian mang nguồn cội bản địa. Từ đó đến nay, tên gọi này gần như tự nhiên được cả những người nghiên cứu và đông đảo quần chúng thừa nhận vì nó phản ánh đúng bản chất của hiện tượng. Có thể nói hiếm có một dân tộc nào trên thế giới lại lấy hình tượng người Mẹ (Mẫu) để tôn thờ gửi gắm vào đó những ước vọng tốt đẹp, sự che chở trong một thế giới đầy biến động.
Một lần nữa, tục Lên đồng, một dạng thức địa phương của đạo Shaman phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, được nghiên cứu với tư cách là một nghi lễ quan trọng nhất của Đạo Mẫu. Thực ra, Lên đồng (Shaman) có mặt ở nhiều loại hình tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam, nhưng không ở đâu như trong Đạo Mẫu, tục Lên đồng lại bén rễ sâu, phát triển mạnh và tạo nên một sắc thái độc đáo như vậy. Việc gắn đạo Mẫu với Lên đồng, cũng như gắn Lên đồng với Đạo Mẫu mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Về phương diện khoa học, nghiên cứu Đạo Mẫu và Lên đồng trong sự gắn bó hữu cơ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của hai hiện tượng tưởng như tách rời này. Còn về thực tiễn xã hội thì khi đặt nghi lễ Lên đồng trong bối cảnh Đạo Mẫu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tục thờ Mẫu, xóa bỏ đi những mặc cảm và thành kiến xã hội đối với tín ngưỡng này.
Vào những năm cuối thập kỷ 90 thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, sự phục hưng tôn giáo tín ngưỡng đã trở thành hiện tượng mang tính toàn cầu, trong đó nổi bật là các hình thức Shaman giáo. Chẳng hạn, năm 1997, tại Hội thảo khoa học định kỳ 2 năm của Hội nhân học Mỹ ở Washington chỉ có một tiểu ban về tín ngưỡng Shaman, thì tới năm 2003, trong cuộc Hội thảo ở Chicago có 11 tiểu ban với chủ đề Shaman giáo, một con số kỷ lục chưa bao giờ có, trong đó có tiểu ban về Lên đồng ở Việt Nam sau đối mới. Nội dung của tiểu ban này sau đã được hoàn chỉnh và xuất bản thành sách.