Đền Bà Chúa thuộc xã cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Đền thờ công chúa Trần Khắc Hãn. Tương truyền, công chúa theo lệnh vua cha là Trần Nhân Tông, rời kinh thành đến xã cổ Nhuế chiêu tập những người phiêu tán để khai hoang, lập xóm làng. Đến khi bà mất, để ghi nhớ công ơn, dân chúng đã lập đền thờ. Các vương triều phong kiến đều ban sắc phong.
Đền gồm tam quan và hai nếp nhà chính là tòa đại bái và hậu cung. Tam quan được xây dựng bằng gạch đơn giản. Tòa đại bái gồm 5 gian được xây theo kiểu “tường hồi bít đốc”. Bộ vì làm theo kiểu “giá chiêng kẻ chuyển, cốn nách kẻ ngồi”. Trên các câu kiện có chạm đôi nét hoa văn thời Nguyễn. Tòa hậu cung có mặt bằng hình chữ đinh. Để mở rộng lòng nhà, hậu cung được làm theo kiểu “giá chiêng kép” trốn bỏ cột. Hậu cung không có trang trí gì ngoài đầu bẩy hiên.
Đền có tượng thờ công chúa và một số sơ đồ thờ như khám, tượng hầu. Có một tấm bia thời Minh Mạng 17 (1836) ghi lại việc tu sửa đền.
Đền (và chùa) đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử nghệ thuật ngày 21.6.1993.